Bị bệnh đường tiêu hóa là tắc nghẽn đường vận chuyển dinh dưỡng của cơ thể, đây là nơi đưa thức ăn vào và nuôi dưỡng cơ thể cho nên nơi đây cũng rất hay bị bệnh do áp lực từ thực phẩm nạp vào và gây viêm nhiễm (trào ngược dạ dày gây viêm thực quản), thậm chí nặng hơn là ung thư ( ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy , ung thư thực quản).
Bạn có biết tại sao câu nói” con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ là ngắn đến thế” lại được nhiều người đề cập đến vậy? Hãy cùng Y khoa Blog tìm hiểu rõ hơn nhé. Bạn có thể thấy da bao phủ trên bề mặt cơ thể đã rất rộng lớn thì của đường tiêu hóa với những đường gấp khúc ngoằn nghèo bên trong cơ thể còn lớn hơn rất nhiều so với da.
Chúng ta giao tiếp với người khác qua lời nói, hoạt động, bộ não thì đường tiêu hóa của chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài qua thực phẩm bạn ăn vào. Có thể nói rằng, việc ăn uống những thực phẩm có chất bảo vệ thực vật, được phun kích thích, tẩy thối rữa thành ngon, … hàng ngày, đều có nguy cơ tạo nên bệnh đường tiêu hóa, và con đường đó là nạp thực phẩm vào cơ thể. Vậy nên nếu để những triệu chứng viêm nhiễm mức độ nhẹ diễn ra trong thời gian dài thì lâu dần bạn sẽ bị ung thư.
Có ba căn bệnh ung thư phổ biến nhất của ung thư đường tiêu hóa là: ung thư đại trực tràng (ruột kết và trực tràng), ung thư tuyến tụy và ung thư thực quản.
Mục lục
Dấu hiệu nhận biết bệnh đường tiêu hoá: Táo bón
Thời gian đi đại tiện phụ thuộc vào giới tính và thói quen ăn uống. Những người có lượng thức ăn thực vật nhiều trong bữa ăn thì thời gian là một đến 2 ngày để đường tiêu hóa thải phân ra ngoài, còn những ai có chế độ ăn nhiều thịt, chất béo, … và ít chất xơ thì sẽ mất khoảng 5 ngày hoặc hơn để đường tiêu hóa hoạt động và đào thải, vậy nên bạn có thể căn cứ vào thành phần thức ăn mình ăn vào để dự đoán được nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh táo bón (căn bệnh do đường tiêu hóa của bạn không được nạp đủ chất xơ) không lạ lẫm gì với tất cả mọi người, và ai cũng ít nhất 1 lần trong đời bị bệnh táo bón. Khi đường tiêu hóa không đào thải được các chất cặn bã thì cơ thể thường căng thẳng khó chịu để cố gắng rặn phân ra ngoài.
Tuy nhiên hậu quả là không những bị ảnh hưởng về đường tiêu hóa mà còn gây ra một loại các bệnh không đáng có khác: viêm túi thừa; sức ép trên ruột tăng lên gây tắc nghẽn lưu thông máu ở tĩnh mạch quanh hậu môn, gây bệnh trĩ, và thậm chí còn đẩy máu xuống chân, dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Ung thư đại trực tràng là biến chứng nặng nhất của một loại bệnh tiêu hóa
Thống kê và nguyên nhân gây bệnh
Ung thư có thể do di truyền nhưng chủ yếu là do môi trường sống và cách ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về số ca mắc mới chỉ sau ung thư phổi và ung thư vú; về số ca tử vong chỉ xếp sau ung thư phổi. Còn ở Việt Nam, tính cả số ca mắc mới và ca tử vong thì ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 trong số những căn bệnh về đường tiêu hóa xuất hiện nhiều nhất hiện nay (ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ dày).
Có thể thấy được tính nguy cấp của vấn đề, tuy nhiên có tới 90% số bệnh nhân mắc vấn đề về đường tiêu hóa này sống sót sau 5 năm nếu họ được chuẩn đoán bệnh trước khi nó di căn sang các bộ phận khác.
Giai đoạn đầu, những người bệnh mắc ung thư đại trực tràng khó có thể cảm nhận các triệu một cách rõ rệt được đường tiêu hóa của họ có vấn đề viêm nhiễm hay không.
Ung thư đại trực tràng đang có xu hướng trẻ hóa, mặc dù căn bệnh này trước đây chủ yếu chỉ bị ở những từ 50 tuổi trở lên. Giới trẻ mắc căn bệnh này chủ yếu do việc quá trải một lượng lớn thức ăn không tốt nạp vào cơ thể qua đường tiêu hóa ( thịt nướng vỉa hè, trà sữa rẻ tiền, …) cho nên khi bị bệnh đó cũng chính là tiếng nói của chính bộ phận đường tiêu hóa bên trong cơ thể nói ra cho chúng ta.

Xem thêm:
Các giai đoạn của ung thư đại tràng
Cảnh giới cao nhất khi bệnh đường tiêu hóa là ung thư đại trực tràng. Ung thư đại trực tràng có 3 giai đoạn:
Giai đoạn tiền ung thư, là có những búi tế bào bất thường trên thành ruột già. Kế đến là sự phát triển của các polyp từ bên trong. Giai đoạn cuối, khi polyp lành tính chuyển thành ác tính và ung thư có thể ăn qua thành đại tràng và di căn đi khắp cơ thể.

Tuyệt đối đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Ngay từ bây giờ hãy nên chú ý hơn đến sức khỏe đường tiêu hóa của chính bản thân bạn bởi khi bạn bệnh thì bạn đang gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đến người thân của mình.
Bạn hãy nên đi khám định kì để biết mình có bị bệnh đường tiêu hóa hay không và nếu có thì có phương pháp chữa trị sớm nhất . Xét nghiệm phân mỗi năm 3 lần kết hợp với nội soi đại tràng sigma (sigmoidoscopy) mỗi năm một lần, hoặc nội soi toàn bộ đại tràng (colonoscopy) mười năm một lần.
Kiểm tra phân để biết bạn có bệnh đường tiêu hóa không
Bạn có thể nhận biết ung thư đại trực tràng qua phân. Việc đi đại tiện hàng ngày và kích thước phân càng lớn thì chứng tỏ bạn không có bệnh về đường tiêu hóa và nó rất khỏe mạnh. Phân càng lớn, thời gian vận chuyển càng nhanh vì đường tiêu hóa của bạn có thể vận chuyển một cách dễ dàng hơn.
Vẫn có hiện tượng đường tiêu hóa của bạn thải phân hàng ngày mà vẫn bị táo bón; lượng phân hôm nay bạn thải ra có thể là những chất cặn bã của những gì bạn ăn vào tuần trước nên nếu có đi đại tiện đều đặn thì nguy cơ mắc bệnh của bạn là rất thấp.
Những ai có lượng phân dưới 100gram sẽ có nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa (ung thư ruột kết) cao gấp 3 lần. Khi muốn đo lượng phân thì cách đơn giản nhất là hãy cân bạn trước và sau khi đi đại tiện.
Nhiễm virus ở gà gây viêm đường tiêu hóa
Ung thư tuyến tụy là một dạng bệnh đường tiêu hóa khi virus gây viêm
Ung thư tuyến tụy cũng là một căn bệnh về đường tiêu hóa tuy nhiên nó khá là hiếm gặp, nhưng là bệnh gây chết người cao nhất, những ai được chuẩn đoán bệnh sau năm năm chỉ sống được 6%.
Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân gây áp lực quá nặng nề lên đường tiêu hóa bằng việc: hút thuốc lá, béo phì và uống nhiều rượu . Từ đây có thể thấy những nguyên căn mắc bệnh ung thư tuyến tụy này chủ yếu do thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ và điều này có thể thay đổi được.

Như đã đề cập ở trên béo phì tạo áp lực lên đường tiêu hóa và gây bệnh ung thư tuyến tụy. Nhưng cần phân biệt rõ ràng chất béo ở 2 nhóm thực phẩm: chất béo ở thực vật (các loại hạt, quả bơ, dầu oliu, dầu thực vật) và chất béo ở động vật (thịt, sữa, trứng). Và những ai ăn nhiều chất béo động vật thì có nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa nhiều hơn.
Các loại virus gây bệnh mụn giộp dẫn đến ung thư ở gà có thể truyền qua cơ thể con người qua việc đường tiêu hóa của bạn thịt gà tươi và gà đông lạnh. Hoặc những ai làm nghề giết mổ gia cầm có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy và gan cao gấp chín lần so với người bình thường.
Còn với những ai ăn thịt trắng (cá, gà) mỗi ngày cũng tăng nguy cơ đường tiêu hóa mắc bệnh lên. Tóm lại chính là việc ăn quá nhiều thịt, chất béo,… và ăn quá ít thực vật dẫn đến đường tiêu hóa của bạn bị ảnh hưởng, viêm nhiễm và lâu dần gây ra ung thư và di căn khắp cơ thể.
Nhận biết bệnh đường tiêu hoá: Trào ngược dạ dày
Dấu hiệu trào ngược dạ dày
Bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng trào ngược axit từ dạ dày lên miệng qua đường tiêu hóa (hay chúng ta thường cảm thấy hiện tượng ợ chua, ợ nóng cũng như trào thức ăn từ dạ dày lên miệng, hoặc hiện tượng ăn xong ói ra của những người thèm ăn những muốn giảm cân do học quá thèm đồ ăn chiên rán, bánh ngọt) làm bỏng các lớp niêm mạc bên trong đường tiêu hóa , gây viêm và dần dần có thể dẫn đến bệnh ung thư.

Điều quan trọng nhất là cần loại bỏ trào ngược dạ dày bởi nếu không ngăn chặn ngay từ đầu thì bệnh trào ngược có thể dẫn đến anh hưởng đường tiêu hóa ở vị trí cổ và gây ra bệnh Barrett thực quản, một triệu chứng bệnh tiền ung thư.
Xem thêm:
Đâu là lý do gây ra bệnh đường tiêu hóa: trào ngược dạ dày?
Thủ phạm gây bệnh tiếp tục là mối liên quan đến từ thực phẩm tạo sức nặng lên đường tiêu hóa: nhiều chất béo và thịt nhiều đạm (thịt bò nạc, tôm, ức gà, cá béo). Những chất này khi vào dạ dày tạo ra rất nhiều acid, gây kích ứng và hình thành trào ngược dạ dày . Cho nên những người ăn nhiều chất béo và thịt thường có tỷ lệ trào ngược dạ dày nhiều hơn với người ăn ít hoặc ăn chay.
Hút thuốc lá và uống rượu là hai trong ba nguyên nhân phát triển bệnh trào ngược đường tiêu hóa (trào ngược dạ dày) là do yếu tố sinh hoạt ăn uống của mỗi chúng ta. Lượng rượu được khuyến khích là nên thỉnh thoảng uống 1 chén với nữ và 2 chén đối với nam (tuy nhiên ngay cả khi uống ít thì vẫn tăng nguy cơ đường tiêu hóa bị bệnh). Còn với thuốc lá nếu bỏ được là tốt nhất để hạn chế triệt để cho trào ngược dạ dày .

Như đã đề cập ở trên, bị bệnh táo bón là khi bạn phải cố bắt đường tiêu hóa của bạn rặn phân ra ngoài và kích thước phân thường rất nhỏ và xón cục. Hậu quả là khi không đi nặng được thì chúng ta thường có hiện tượng đầy bụng và tạo ra trào ngược dạ dày.
Đường tiêu hóa bệnh cũng gây nên ung thư thực quản
Bệnh ung thư thực quản thường bị ở vị trí đường tiêu hóa dẫn đưa thức ăn từ miệng đến dạ dày. Bệnh ung thư thực quản sẽ phát triển ở niêm mạc thực quản và tiếp đó lan ra lớp ngoài và sau cùng là di căn ra bộ khác.
Thời gian đầu, bệnh nhân có thể không cảm nhận được triệu chứng rõ rệt của bệnh, về sau tế bào ung thư phát triển mạnh thì sẽ có hiện tượng khó nuốt chỗ bộ phận đường tiêu hóa ở vị trí cổ cảm giác gần giống với viêm họng.
Do đường tiêu hóa phải chịu quá nhiều những kích thích có hại từ thuốc lá rượu bia và trào ngược dạ dày nên lâu dần ống thực quản bị viêm và gây ung thư.
Thường thì chúng ta sẽ mua thuốc và uống để làm giảm hiện tượng trào ngược dạ dày. Nhưng đây chỉ là chữa phần ngọn của trào ngược dạ dày còn phần gốc bệnh vẫn chưa được chữa triệt để được nên hệ thống ruột vẫn còn vi khuẩn gây bệnh.
Không những thế việc lạm dụng thuốc giảm đau cũng gây hại không ít cho các bộ phận khác của cơ thể: thiếu hụt dinh dưỡng và tăng nguy cơ bị bệnh gan, viêm đường tiêu hóa, gãy xương.

Việc thay đổi chế độ ăn, nạp những thức ăn giàu chất dinh dưỡng nhưng không gây áp lực nặng nề lên dạ dày là 1 biện pháp chữa được phần gốc của vấn đề, và cũng là cách để tránh nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Đơn giản nhất là chúng ta không thể cảm thấy một ngày tràn đầy năng lượng nếu như bị stress bởi vấn đề táo bón, hay đau ốm bệnh tật. Vậy nên qua bài viết này, Blog Y Khoa hi vọng là mỗi chúng ta hãy thay đổi tư duy về sức khỏe bản thân: tập thể dục điều độ, ăn uống khoa học và hạn chế thói quen xấu. Có như vậy thì mỗi ngày sẽ là một ngày mới.
Trả lời