Có lẽ những hiểu biết về bệnh không lây nhiễm như nó là gì, nguyên nhân, cách phòng chống đều khá xa lạ đặc biệt ở Việt Nam. Nhưng hiếm ai biết nó đứng đầu trong nguy cơ suy giảm miễn dịch, gây tử vong cao đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19. Vì vậy, Y Khoa Blog sẽ cung cấp mọi người những thông tin cơ bản nhưng chủ chốt về nhóm bệnh nguy hại này.

Mục lục
Bệnh không lây nhiễm là gì?
Trước hết, cùng điểm lược một chút về bối cảnh gần đây:
Với sức càn quét mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, ai cũng biết nó thuộc loại bệnh dễ lây lan và cho rằng rất dễ dẫn đến chết. Thực tế, đa phần số ca tử vong trong đợt dịch không bởi vì độc hại con virus ấy mà chính bởi bệnh nền nặng.
Những bệnh nền nặng các bệnh nhân mắc nhiều rơi vào ung thư, ung thư di căn, thận nhân tạo, viêm gan, bệnh lý về máu, đái tháo đường…Những bệnh này đều thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm. Kể cả trước khi có bệnh dịch Covid-19, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 77% trường hợp tử vong và 70% gánh nặng chi phí điều trị, dịch vụ y tế ở đều xuất phát từ các bệnh không lây nhiễm.
Nhưng thật không may, sự hiểu biết và các biện pháp phòng chống nhóm bệnh này vẫn chưa cao. Trong khi nó là nhóm bệnh có nguy cơ tử vong lớn nhất ở Việt Nam.

Vậy bệnh không lây nhiễm là gì?
Bệnh không lây nhiễm là những bệnh không lây từ người sang người, thời gian ủ bệnh dài và tiến triển chậm.
Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính là tim mạch (như nhồi máu cơ tim, đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay hen phế quản) và đái tháo đường. Bên cạnh đó còn có béo phì, tiểu đường, rối loạn tâm thần,..
Mặc cho sự thiếu hiểu biết của người dân, nhóm bệnh này đang gia tăng rất nhanh ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Kết quả là trung bình mỗi năm, hàng triệu ca mắc bệnh không lây nhiễm, tốn công sức, tốn tiền chạy chữa nhưng vẫn ra đi đôi khi chỉ vì thiếu cảnh giác để phòng chống kịp thời…
Nguyên nhân mắc bệnh không lây nhiễm
Có nhiều nguyên nhân, đa phần xuất phát từ việc duy trì lối sống không lành mạnh. Với suy nghĩ “không ảnh hưởng gì nhiều đâu”, nhiều người đã tự giết chết chính mình.
Hút thuốc lá – nguyên nhân mắc bệnh không lây nhiễm hàng đầu:
Thuốc lá là:
- Nguyên nhân hàng đầu làm dẫn đến mắc và tử vong các bệnh về tim mạch và phổi.
- Là một trong những lí do gây bệnh đái tháo đường và yếu tố phổ biến gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường.
- Một phần ba số người chết vì các bệnh ung thư liên quan tới sử dụng thuốc lá.
Hút thuốc lá dễ nghiện và không mang đến cái chết nhanh nên dù biết nguy hiểm, nhiều người vẫn tiếp tục qua ngày… Đáng quan ngại hơn, thói quen đó còn giết chết bao người khác. Khói thuốc lá cực độc với lá phổi dễ bị tổn thương của trẻ em, hay người bầu hít phải khói thuốc lá có thể bị sảy thai, thai chết lưu, con sinh ra thường thiếu cân, kém thông minh, …
Vì những lý do trên, vì cuộc sống bạn và những người xung quanh, hãy nói không với thuốc lá từ hôm nay!

Sử dụng đồ uống có cồn:
Rượu bia là loại thực phẩm gây nhiều tác hại với sức khỏe, và lạm dụng quá mức chính là nguyên nhân mắc bệnh không lây nhiễm. Cụ thể:
- Gây hại đến não: Trí nhớ càng suy giảm và các rối loạn tâm thần khác xảy ra. Theo thống kê cho thấy. 40% tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia.
- Nguyên nhân các bệnh tim mạch: Suy cơ tim dẫn đến bệnh suy tim. Dùng trong thời gian dài có thể gây xơ hóa, tăng huyết áp (nguy cơ lớn của đột quỵ).
- Độc hại đến gan: Gan bị tấn công bởi nhiều độc tố, chức năng gan suy giảm, gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,..
Ngoài những bệnh nghiêm trọng trên, sử dụng đồ uống có cồn như bia rượu còn dễ khiến chúng ta mắc bệnh tiểu đường, gout, loãng xương, … Nói cách khác, mỗi lần ta tiêu thụ loại thực phẩm này, hệ miễn dịch bị suy giảm mạnh.
Dinh dưỡng không hợp lý – chiếm phần lớn nguyên nhân mắc bệnh không lây nhiễm
Ăn uống mất cân đối hầu như chỉ đem lại cái ngon cho miệng và cái hại toàn thân. Bữa ăn quá nhiều đạm, thiếu rau xanh, hay thói quen ăn mặn, nhiều đường, nghiện đồ chiên rán, đồ uống có ga kèm theo,.. có phải là thói quen ăn uống phổ biến hiện nay? Từng việc nhỏ đó duy trì qua từng ngày đều đang tích góp “thầm lặng” những nguy hiểm rồi gây ra các bệnh mà chúng ta không ngờ tới. Rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm ở Việt Nam chỉ phát hiện bệnh ở giai đoạn rất muộn.
Vì vậy, hãy cân chỉnh và thay đổi ngay , trước khi bạn nằm trong “danh sách chờ” của các bệnh không lây nhiễm.
Xem thêm:
Thiếu vận động:
Nếu một người dành nhiều thời gian ở trạng thái nghỉ như ngồi, nằm, làm việc nhẹ và thời gian dành cho hoạt động thể lực ít được cho là lười vận động.
Tỉ lệ trẻ em béo phì tăng gấp đôi ở Việt Nam trong mười năm qua. Theo WHO, béo phì là một trong những gánh nặng sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21. Đáng quan ngại hơn, căn bệnh này đang bị xem nhẹ quá mức, thậm chí chủ quan. .Tình trạng thừa cân gây rối loạn chức năng trong cơ thể, âm thầm tiến triển là nguyên nhân mắc bệnh không lây nhiễm. Đây chỉ là một trong những hậu quả của việc thiếu vận động.
Lười vận động còn có thể dẫn đến nhiều bệnh học khác như đái tháo đường, tim mạch xuất phát từ việc rối loạn chuyển hóa, thừa cân.

Ô nhiễm môi trường:
Không khí trong môi trường ta đang sống ngày nay chứa nhiều độc tố. Các loại khí độc, hạt bụi mịn đi vào đường thở, thấm qua da, niêm mạc đi vào máu và các mô, gây bệnh cho con người.
Cụ thể các bệnh hay mắc như bệnh tim, ung thư, bênh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn, rối loạn tâm thần, …đều có một phần nguyên nhân từ ảnh hưởng xấu của môi trường. Ngoài ra, ô nhiễm còn gây kích ứng mắt và các bệnh ngoài da, đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ sơ sinh.
Cách phòng chống bệnh không lây nhiễm:
Hạn chế những nguyên nhân- cách phòng chống bệnh không lây nhiễm tốt nhất:
- Nói không với thuốc lá.
- Từ chối các đồ uống có cồn như rượu bia trước khi quá muộn.
- Hình thành thói quen ăn uống theo chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học (đảm bảo đầy đủ chất, hạn chế mặn, ngọt,…).
- Tăng cường vận động, tập thể dục để phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
- Che chắn cẩn thận để hạn chế tiếp xúc với độc hại từ môi trường.
Chủ động phòng chống bệnh không lây nhiễm:
- Nâng cao nhận thức về nguy hiểm của nhóm bệnh không lây nhiễm (bằng các hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục,.. )
- Đi khám sức khỏe định kì (xét nghiệm, siêu âm, đo chỉ số BMI,..).
- Đào tạo chuyên sau, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phòng chống bệnh không lây nhiễm.
- Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật y tế, các nguồn lực trong và ngoài nước.

Mỗi người nên là một bác sĩ của chính mình! Không chỉ tìm hiểu bệnh không lây nhiễm là gì, nguyên nhân bệnh mà hãy luôn thực hiện các biện pháp phòng chống. Vừa bảo vệ sức khỏe chúng ta, vừa lan tỏa cộng đồng vì một xã hội hiện đại và khỏe mạnh hơn! Blog Y Khoa cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Trả lời