• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer
  • Trang chủ
  • ĐỜI SỐNG
  • DINH DƯỠNG
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA
  • Kiến Thức
BLOG Y KHOA

Y Khoa Blog

Y Khoa Blog cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, tổng hợp các bài viết chuyên sâu của Y Khoa Blog về nhiều lĩnh vực sức khoẻ và đời sống, sắc đẹp, dinh dưỡng, mẹ và bé, bệnh học trên Y Khoa Blog.

  • Trang chủ
  • ĐỜI SỐNG
  • DINH DƯỠNG
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA
  • Kiến Thức
Bạn đang ở:Trang chủ / BỆNH HỌC / Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em: Tổng hợp năm 2022

Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em: Tổng hợp năm 2022

29/08/2023 bởi Y Khoa Blog Để lại bình luận

Mục lục

Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em là gì ?

Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh do tình trang thiếu hụt các dưỡng chất, năng lượng thiết yếu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ, làm chậm tăng trưởng, suy sụp cơ thể.

Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, protein, năng lượng, lipid, vitamin trong giai đoạn phát triển của trẻ em phần lớn đến từ khẩu phần ăn thiếu chất ở các mức độ khác nhau gây nên

Thống kê suy dinh dưỡng trẻ em ở Việt Nam

Theo HSPI – Viện chiến lược và Chính sách y tế, trong năm 2020, trên toàn thế giới có 149,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, 45,4 triệu trẻ gầy còm

Ở Việt Nam, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em nói chung đã giảm dần

Năm 2002 tỉ lệ này là 30,1%. Năm 2009, báo cáo tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em của TP. Hồ Chí Minh chỉ giảm còn 5,3%, đây tỉ lệ đã ngang bằng với các nước phát triển trên thế giới.

Tuy nhiên tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em phân bố không đều trên cả nước, những miền núi, Tây Nguyên, và một số tỉnh miền Trung cao gấp nhiều lần so với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Thống kê suy dinh dưỡng trẻ em
Thống kê suy dinh dưỡng trẻ em 2008-2015 của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia

Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em

Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau gây nên, xác định chính xác nguyên, yếu tố thuận lợi gây bệnh giúp ích rất nhiều cho việc điều trị.

  • Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng trẻ em phổ biến nhất đến từ các quan điểm sai lầm nuôi dưỡng. Tình trạng cai sữa sớm và bú mẹ không đầy đủ có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc mắc bệnh cho trẻ. Tốt nhất là nên bú mẹ đủ 24 tháng, không được cai sữa khi chưa cho bé ăn bổ sung, khi bé bị sốt hoặc vào mùa hè nóng ẩm.
  • Trẻ không được bú mẹ đầy đủ, hoàn toàn trong 6 tháng, phải ăn dặm quá sớm trước 4 tháng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ. Quan điểm thay thế sữa mẹ và cho rằng sữa mẹ không tốt bằng các sữa bổ sung dinh dưỡng trên thị trường là hoàn toàn không đúng.
  • Điều kiện kinh tế, xã hội không đảm bảo, không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn là nguyên nhân gây suy dinh dưỡng phổ ở các vùng kinh tế khó khăn
  • Trẻ thường xuyên bị mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hoá tái đi tái lại, biến chứng hậu sởi, lỵ, tiêu chảy kéo dài… gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ nhỏ
  • Trẻ gặp các trở ngại tâm lý gia đình, khi bị ép ăn, doạ nạt quá mức, sai phương pháp sẽ dẫn đến tâm lý ám ảnh bữa ăn cho trẻ nhỏ
  • Những người mẹ có tình trạng suy dinh dưỡng và không biết cách cho con bú là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng suy dinh dưỡng trẻ nhỏ

>>> Xem thêm: Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bao nhiêu calo năng lượng một ngày ?

Yếu tố thuận lợi gây suy dinh dưỡng trẻ nhỏ

  • Trẻ sinh non, suy dưỡng bào thai
  • Trẻ bị tật bẩm sinh: sứt môi, tim bẩm sinh, tật đầu nhỏ, bại não, hội chứng Down
  • Trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường kém vệ sinh
  • Trẻ không được chủng ngừa theo lịch, nhất là đối với các bệnh bắt buộc

Phân loại các thể suy dinh dưỡng trẻ em

Để nhận biết chính xác các thể suy dinh dưỡng trẻ em cần theo dõi các chỉ số nhân trắc cho trẻ:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi ( CN/T ): xác định suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi ( CC/T ): xác định suy dinh dưỡng thể thấp còi
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao ( CN/CC ): xác định suy dinh dưỡng thể gầy mòn
  • Chỉ số khối cơ thể BMI : đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em trên 10 tuổi

Có nhiều loại suy dinh dưỡng trẻ em trên lâm sàng, và nhiều cách phân loại khác nhau, mỗi thể suy dinh dưỡng đều có những dấu hiệu, mức độ, biểu hiện lâm sàng khác nhau. Về cơ bản, suy dinh dưỡng trẻ em được phân chia thành 3 thể: Suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp

  • Suy dinh dưỡng thể phù ( Kwashiorkor): Bệnh suy dinh dưỡng gây ra do trẻ không được bú mẹ đầy đủ, phải ăn quá nhiều chất bột và cháo, gây nên tình trạng thiếu chất béo, đặc biệt là thiếu đạm nghiêm trọng. Suy dinh dưỡng trẻ em thể phù khởi đầu ở mí mắt, sau đó phù toàn thân, các bà mẹ khó phát hiện vì tưởng con đang đến độ sổ cân, mập ra. Bệnh gây rối loạn sắc tố da ở cổ, nách, háng, nếp gấp khuỷu tay, chân…
  • Suy dinh dưỡng thể teo đét ( Marasmus): Đây là thể suy dinh dưỡng do trẻ “ đói thật sự “, trẻ gần như thiếu hụt tất cả dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sống cơ bản, do đó phải huy động đến năng lượng dự trữ bên trong cơ thể làm cho lớp mỡ dưới da ở toàn thân ngày càng teo đi. Thể teo đét gay còn gọi là ” ban khỉ “, trẻ có vẻ mặt gầy, mắt trũng hốc hác, người teo nhỏ như con khỉ
  • Thể hỗn hợp: Đây là thể phù do được điều trị, khi trẻ hết phù, trở nên teo đét, nhưng gan vẫn còn to do thoái hoá mỡ, chưa được phục hồi hoàn toàn. Do đó nó được xem như là thể kết hợp giữ suy dinh dưỡng thể phù và suy dinh dưỡng thể teo đét
Suy dinh dưỡng trẻ em thể kwashiorkor
Suy dinh dưỡng trẻ em thể kwashiorkor
Suy dinh dưỡng trẻ em thể marasmus
Suy dinh dưỡng trẻ em thể marasmus

Chẩn đoán suy dinh dưỡng trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em được chẩn đoán bằng các chỉ số nhân trắc, mỗi chỉ số nhân trắc thường đặc trưng cho một loại bệnh suy dưỡng trẻ em khác nhau, trong đó có: chỉ số chiều cao theo tuổi ( CC/T ), cân nặng theo tuổi ( CN/T), cân nặng theo chiều cao ( CN/CC )

Ở trẻ em trên 10 tuổi, có thử sử dụng thêm chỉ số khối cơ thể BMI, để đánh giá tình dạng dinh dưỡng. Dựa vào bảng phân loại BMI của WHO và  IDI&WPRO để biết chính xác mức độ suy sinh dưỡng.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người thừa cân, béo phì hiệu quả năm 2021

Điều trị suy dinh dưỡng trẻ em

Điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em cần dựa trên các nguyên tắc điều trị của bác sĩ chuyên ngành, đối với suy dinh dưỡng thể vừa và nặng không biến chứng có thể điều trị tại nhà và hẹn tái khám. Việc điều trị suy dinh dưỡng trẻ em phải dựa trên các nguyên tắc khoa học sau đây:

  • Điều chỉnh chế độ ăn phù hợp nhu cầu của trẻ
  • Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ ăn uống tại nhà để đạt mức năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu phục hồi
  • Cho bé ăn, bú nhiều lần trong ngày kể cả ban đêm, tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ, điều trị phục hồi sữa mẹ cho các bà mẹ thiếu sữa
  • Cung cấp đầy đủ protein, năng lượng, các vi chất cần thiết
  • Chăm sóc trẻ bằng chính tình thương của cha mẹ

Các biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng trẻ em

Phòng ngừa suy dinh dưỡng trẻ em ngay từ giai đoạn đầu là vấn đề vô cùng quan trọng, phương châm dự phòng của nước ta là chủ đạo, tức là chăm sóc sớm, chăm sóc mọi trẻ và tập trung ưu tiên vào giai đoạn 2 năm đầu tiên

Y Khoa Blog đề xuất các biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng trẻ em và chăm sóc dinh dưỡng – sức khoẻ cho bà mẹ có thai – cho con bú.

  • Sữa mẹ giữ vai trò trung tâm trong biện pháp phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em
  • Quản lí tốt thai nghén, chăm sóc sau đẻ, thực hiện tư vấn, giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai
  • Các mẹ bầu nên uống viên sắt, acid folic đầy đủ để tránh tình trạng thiếu máu, uống vitamin A liều cao sau sinh
  • Cải thiện bữa ăn gia đình, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Cho con bú ít nhất 12 tháng và nên cho bú tới 24 tháng, trong 6 tháng đầu tiên cho bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tránh ăn dặm quá sớm. Các bà mẹ phải cho con ăn dặm hợp lý để trẻ phát triển tốt từ 6 tháng tuổi trở đi.
  • Thức ăn bổ sung phải có đậm độ năng lượng hợp lí: ở các nước phát triển, đậm độ năng lượng của thức ăn bổ sung là 2 kcal/ngày, còn ở các nước đang phát triển là 1 kcal/ngày do đó dễ gây thiếu năng lượng, cần phải bổ sung thêm chất béo vào thức ăn cho trẻ
  • Thức ăn bổ sung phải có độ đậm đặc thích hợp, phải chuyển dần từ thức ăn lỏng, sang sệt rồi mới sang đặc, thức ăn bổ sung phải đảm bảo có độ hoà tan tốt
  • Bổ sung đa dạng, đầy đủ chất dinh dưỡng: Đường ( bột ngũ cốc, khoai ), Protein ( thịt cá, đậu đỗ ), Lipid ( dầu mỡ, đậu phộng, mè ), vitamin và muối khoáng ( rau, trái cây ) ….
  • Đảm bảo bổ sung vitamin A đầy đủ cho trẻ em và bà mẹ sau sinh đẻ
  • Chăm sóc vệ sinh phòng tránh nhiễm giun
  • Tổ chức giáo dục, tư vấn dinh dưỡng tại cộng đồng và tại các gia đình, theo dõi biểu đồ phát triển

>>> Xem thêm: Mẹ bầu có nên vận động nhiều ? 5 lưu ý khi vận động cho mẹ bầu


Tài liệu tham khảo:

Bộ Y tế – Viện Dinh Dưỡng ( 2007) – Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam

Bộ Môn Dinh Dưỡng – An toàn Thực phẩm Đại Học Y Khoa Hà Nội ( 2008 ) – Dinh dưỡng và Vệ sinh An toàn Thực Phẩm – Nhà Xuất bản Y học

Bộ môn dinh dưỡng–An toàn thực phẩm Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch–Dinh Dưỡng Học-Nhà xuất bản Y học.

Nguyễn Thanh Danh (2008) – Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng – Dinh dưỡng lâm sàng – Viện Dinh Dưỡng – trang 242-269

Bộ Y Tế : Website: moh.gov.vn ; Bộ Y Tế – Cục Y Tế Dự Phòng : Website: vncdc.gov.vn

Thuộc chủ đề:BỆNH HỌC Tag với:dinh dưỡng, mẹ và bé, Nên đọc, Nổi bật

Nói về Y Khoa Blog

Y Khoa Blog cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, tổng hợp các bài viết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực sức khoẻ và đời sống, sắc đẹp, dinh dưỡng, mẹ và bé, bệnh học trên ykhoablog.com

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

TÌM KIẾM

MỚI CẬP NHẬT

Uống vitamin A có tác dụng gì? Tác dụng và cách bổ sung vitamin A

Vitamin A cho trẻ dưới 1 tuổi có màu gì ?hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng.

Vai trò của vitamin là gì? ảnh hưởng của vitamin đối với sức khỏe con người

Uống vitamin gì để mọc tóc?

Uống vitamin gì để mọc tóc?

Vitamin C sủi có tác dụng gì? Cách sử dụng đúng 

CHUYÊN MỤC

  • BÁC SĨ GIỎI
  • BỆNH HỌC
  • Chưa phân loại
  • DINH DƯỠNG
  • Fitness
  • Kiến Thức
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • SÁCH Y KHOA
  • SỨC KHOẺ VÀ ĐỜI SỐNG
  • THUỐC Y KHOA

Footer

GIỚI THIỆU

BLOG Y KHOA

Y Khoa Blog luôn mang đến các thông tin liên quan, có giá trị lâm sàng. Xây dựng nền tảng cung cấp thông tin, kiến thức y khoa lành mạnh, chính xác

THAM GIA CỘNG ĐỒNG

CỘNG ĐỒNG HỎI ĐÁP SỨC KHỎE MIỄN PHÍ

FANPAGE Y KHOA BLOG

Email: ykhoablog@gmail.com
Địa chỉ: Thành Thái, P.12, Q.10, TPHCM

THÔNG TIN WEBSITE

  • Bản quyền
  • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bản quyền © 2023 · Y Khoa Blog trên YKhoaBlog.com DMCA.com Protection Status