• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer
  • Trang chủ
  • ĐỜI SỐNG
  • DINH DƯỠNG
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA
  • Kiến Thức
BLOG Y KHOA

Y Khoa Blog

Y Khoa Blog cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, tổng hợp các bài viết chuyên sâu của Y Khoa Blog về nhiều lĩnh vực sức khoẻ và đời sống, sắc đẹp, dinh dưỡng, mẹ và bé, bệnh học trên Y Khoa Blog.

  • Trang chủ
  • ĐỜI SỐNG
  • DINH DƯỠNG
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA
  • Kiến Thức
Bạn đang ở:Trang chủ / BỆNH HỌC / Hẹp van động mạch chủ là gì ? Điều trị hẹp van động mạch chủ

Hẹp van động mạch chủ là gì ? Điều trị hẹp van động mạch chủ

28/08/2023 bởi Y Khoa Blog Để lại bình luận

Tiếp tục chuỗi Series bệnh van tim trên Y Khoa Blog, chúng ta sẽ tìm hiểu về bệnh hẹp van động mạch chủ, triệu chứng của bệnh, cơ chế bệnh, chẩn đoán, cũng như cách điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ.

Mục lục

Bệnh hẹp van động mạch chủ

Hẹp van động mạch chủ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự tắc nghẽn đường ra của thất trái tại van động mạch chủ ( van mở không hoàn toàn ) gây cản trở dòng máu chảy từ thất trái ra động mạch chủ.

Bệnh chiếm 1/4 tổng số bệnh nhân bệnh van tim mạn, khoảng 80% bệnh nhân người lớn hẹp van động mạch chủ có triệu chứng là nam giới

Y Khoa Blog: Bệnh hẹp van động mạch chủ
Y Khoa Blog: Bệnh hẹp van động mạch chủ

Nguyên nhân và cơ chế bệnh hẹp van động mạch chủ

Bệnh hẹp van động mạch chủ có 3 nguyên nhân chính: bẩm sinh, thấp tim và thoái hoá

Hẹp van động mạch chủ bẩm sinh

Chiếm 3-6% các dị tật bẩm sinh tim mạch. Nam nhiều hơn nữ. Khoảng 20% bệnh nhân có hẹp van động mạch chủ bẩm sinh kết hợp với các dị tật tim mạch khác như: còn ống thông động mạch và hẹp eo động mạch chủ

Dị tật bẩm sinh động mạch chủ có các dạng:

  • Van động mạch chủ chỉ có 1 mảnh
  • Van động mạch chủ có 2 mảnh kích thước không đồng đều
  • Van động mạch chủ có 3 mảnh nhưng 1 mảnh nhỏ, 2 mảnh lớn gọi là giả 2 mảnh

Hẹp van động mạch chủ do thấp tim

Do các mép van dày lên, dính với nhau, hạn chế độ mở gây hạp van, van có thể co rút gây hở van kết hợp ( hẹp van động mạch chủ do thấp tim thường đi kèm với hở van )

Hẹp van động mạch chủ do thoái hoá

Hay còn gọi là hẹp van động mạch chủ ở người già hay hẹp van động mạch chủ xơ cứng. Khoảng 30% người trên 65 tuổi có xơ cưng van động mạch chủ, trong đó khoảng 2% có hẹp van động mạch chủ vôi hoá thật sự

Các yếu tố nguy cơ làm lá van dày lên, đóng vôi như: tình trạng xơ vữa mạch như tuổi, giới nam, thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, vôi hoá vòng van 2 lá

Bệnh hẹp van động mạch chủ có thể gây ra các hậu quả:

  • Gây suy tim tâm trương
  • Phù phổi mô kẽ dẫn đến khó thở khi gắng sức, khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở khi nghỉ ngơi, khó thở kịch phát về đêm, cơn hen tim, phù phổi cấp
  • Rối loạn nhịp gây ngất, đột tử
  • Chèn ép vào động mạch vành gây giảm tưới máu cơ tim
  • Phì đại thất trái
  • Thiếu máu cơ tim
  • Ngất do rối loạn nhịp trầm trọng, máu lên não kém, rối loạn dẫn truyền

Triệu chứng của bệnh hẹp van động mạch chủ

Hẹp van động mạch chủ trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng, trừ khi hẹp quá nặng bệnh nhân có thể ngất

Lâu ngày khi thất trái đã phì đại, dẫn đến rối loạn chức năng tâm trương và dần xuất hiện các triệu chứng của bệnh hẹp van động mạch chủ, trong đó có 3 triệu chứng quan trọng nhất:

  • Đau thắt ngực
  • Ngất
  • Khó thở khi gắng sức và sau cùng là suy tim

Khó thở tăng dần ở giai đoạn sau, có thể xuất hiện khó thở khi nằm đầu thấp hay khó thở khi nghỉ ngơi

Bệnh nhân có thể ngất do van động mạch chủ hẹp quá nặng, hoặc do rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền

Bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ có thể mù đột ngột do thuyên tắc động mạch võng mạc

Y Khoa Blog: Bệnh hẹp van động mạch chủ
Siêu âm tim giúp chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch chủ

Cần làm gì khi đến bệnh viện khám bệnh hẹp van động mạch chủ

Khám bệnh thực thể của bác sĩ

Nhìn: Thấy động mạch cảnh nảy mạnh, hõm trên ức nảy mạnh, mỏm tim có thể lệch sang trái

Sờ: mỏm tim

  • Có thể thấy mỏm tim lệch trái
  • Thấy hiện tượng tăng gánh tâm thu: thất trái nẩy mạnh, kéo dài
  • Rung miêu tâm thu
  • Có thể sờ được T4 ( sờ thấy mỏm tim có khấc khi nẩy lên )
  • Khi thất trái phì đại nhiều, vách liên thất ép qua bên tim phải, cản trở máu về thất phải gây nên triệu chứng giống suy tim phải như: phù, tĩnh mạch cổ nổi, gan to gọi là hiệu ứng Berheim

Nghe:

Nhịp tim:

T1: bình thường hoặc nhẹ

T2: có thể nghe 1 tiếng do vôi hoá và bất động lá van động mạch chủ, P2 bị che lấp trong âm thổi phun máu động mạch chủ kéo dài hoặc do tâm thu thất trái kéo dài làm A2, P2 trùng nhau

T2 tách đôi nghịch đảo

T4: nghe ở mỏm tim bằng mặt chuông

Tiếng Clic tống máu động mạch chủ gặp trong hẹp van động mạch chủ bẩm sinh hoặc giãn gốc động mạchc hủ

Âm thổi:

Nghe thấy âm thổi tâm thu giữa tâm thu: âm thổi dạng phụt hình quả trám, nghe ở ổ van động mạch chủ ( liên sườn II bờ phải xương ức, âm sắc thô ráp, lan lên động mạch cảnh 2 bên

Âm thổi giảm cường độ khi làm nghiệm pháp bóp chặt tay ( Handgrip Exercise)

Cách xét nghiệm cận lâm sàng cần làm

  • Điện tâm đồ (ECG) : phát hiện dày thất trái, lớn nhĩ trái, tăng gánh tâm thu thất trái, rung nhĩ, blốc nhĩ thất…
  • Chụp X Quang ngực
  • Siêu âm tim
  • Tâm thanh đồ
  • Thông tim
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Nghiệm pháp gắng sức
  • Chụp cắt lớp vi tính đa dãy MSCT

Chẩn đoán xác định bệnh hẹp van động mạch chủ

Chẩn đoán hẹp van động mạch chủ có ý nghĩa có thể khó vì bệnh lý này có thể tồn tại trong nhiều năm mà không có triệu chứng. Hẹp động mạch chủ nên được nghi ngờ trên lâm sàng khi có ít nhất một triệu chứng kinh điển của tam chứng đau ngực, ngất, suy tim. Khám lâm sàng ghi nhận âm thổi tâm thu đặc trưng ở vùng van động mạch chủ. Cận lâm sàng gồm ECG, X Quang, đặc biệt là siêu âm tim giúp chẩn đoán chính xác bệnh hẹp van động mạch chủ

Các biến chứng của bệnh:

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng
  • Suy tim tâm trương, suy tim ứ huyết
  • Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim
  • Thấp tim tái phát
  • Rối loạn nhịp
  • Đột tử

Điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ

Điều trị nội khoa:

Tất cả bệnh nhân hẹp van động mạch chủ cần được theo dõi định kỳ cẩn thận. Bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nhẹ đến vừa, không triệu chứng có thể theo dõi sát lâm sàng và siêu âm mỗi 6-12 tháng.

  • Hạn chế gắng sức ở bệnh nhân hẹp van động mạch chủ nặng
  • Điều trị rối loạn nhịp, suy tim
  • Điều trị các bệnh lý đi kèm như : tăng huyết áp, bệnh mạch vành
  • Hạn chế muối là phương pháp điều trị cần thiết cho bệnh hẹp van động mạch chủ
  • Phòng viêm nội tâm mạc nhiễm trùng tăng hiệu quả điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ
Y Khoa Blog: Bệnh hẹp van động mạch chủ
Y Khoa Blog: Kĩ thuật Tavi trong điều trị hẹp van động mạch chủ

Điều trị ngoại khoa:

Là phương pháp điều trị bệnh hẹp van động mạch chủ quan trọng nhất

  • Phẫu thuật thay van
  • Bóng dội ngược trong động mạch chủ: không nên dùng nếu đi kèm với hở van động mạch chủ phối hợp
  • Sửa chữa van bằng bóng qua da

Nhìn chung để điều trị tốt bệnh hẹp van động mạch chủ nói riêng và bệnh van tim nói chung, người bệnh cần tuân thủ và theo dõi sát liệu trình điều trị của bác sĩ.

Ngày nay thay van động mạch chủ qua da ( TAVI) đang được chỉ định để điều trị cho các trường hợp hẹp van động mạch chủ lớn tuổi hoặc nguy cơ phẫu thuật cao.

Y Khoa Blog hi vọng qua bài viết về hẹp van động mạch chủ có thể cung cấp các thông tin bổ ích dưới góc nhìn lâm sàng cho bạn đọc.  Ngoài mặt bệnh học, Y Khoa Blog khuyên mọi người cần chú ý đến xây dựng đời sống sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng hằng ngày lành mạnh. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài viết về bệnh hẹp van động mạch chủ trong chuỗi Series về bệnh van tim


Tài liệu tham khảo:

Harrison’s Principles of Internal Medicine, 20th Edition

Bộ môn nội tổng quát–Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch–Triệu chứng học, bệnh học nội khoa-Nhà xuất bản Y học.

Bộ môn nội–Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh–Bệnh học nội khoa-Nhà xuất bản Y học.

Thuộc chủ đề:BỆNH HỌC Tag với:hẹp van động mạch chủ, Nên đọc, Nổi bật, Series bệnh van tim

Nói về Y Khoa Blog

Y Khoa Blog cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, tổng hợp các bài viết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực sức khoẻ và đời sống, sắc đẹp, dinh dưỡng, mẹ và bé, bệnh học trên ykhoablog.com

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

TÌM KIẾM

MỚI CẬP NHẬT

Uống vitamin A có tác dụng gì? Tác dụng và cách bổ sung vitamin A

Vitamin A cho trẻ dưới 1 tuổi có màu gì ?hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng.

Vai trò của vitamin là gì? ảnh hưởng của vitamin đối với sức khỏe con người

Uống vitamin gì để mọc tóc?

Uống vitamin gì để mọc tóc?

Vitamin C sủi có tác dụng gì? Cách sử dụng đúng 

CHUYÊN MỤC

  • BÁC SĨ GIỎI
  • BỆNH HỌC
  • Chưa phân loại
  • DINH DƯỠNG
  • Fitness
  • Kiến Thức
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • SÁCH Y KHOA
  • SỨC KHOẺ VÀ ĐỜI SỐNG
  • THUỐC Y KHOA

Footer

GIỚI THIỆU

BLOG Y KHOA

Y Khoa Blog luôn mang đến các thông tin liên quan, có giá trị lâm sàng. Xây dựng nền tảng cung cấp thông tin, kiến thức y khoa lành mạnh, chính xác

THAM GIA CỘNG ĐỒNG

CỘNG ĐỒNG HỎI ĐÁP SỨC KHỎE MIỄN PHÍ

FANPAGE Y KHOA BLOG

Email: ykhoablog@gmail.com
Địa chỉ: Thành Thái, P.12, Q.10, TPHCM

THÔNG TIN WEBSITE

  • Bản quyền
  • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bản quyền © 2023 · Y Khoa Blog trên YKhoaBlog.com DMCA.com Protection Status