Tụt canxi có nên truyền nước không? Là cụm từ mà chúng ta nghe rất nhiều, chúng ta thường khi quá mệt mỏi thì sẽ tự đi truyền nước. Nhưng có phải bệnh nào cũng truyền được không và cần lưu ý gì khi bị tụt canxi. Hãy cùng Y Khoa Blog tìm hiểu kỹ hơn nhé.
Mục lục
Tụt canxi là gì?
Canxi là một trong những chất quan trọng, nó chiếm 1,5 – 2% trọng lượng cơ thể. Người trưởng thành trung bình hấp thụ ít nhất 1.000 mg canxi cho một ngày hoạt động. Bởi canxi không những bảo vệ xương mà còn bảo vệ tình trạng sức khỏe của chúng ta.
Tụt canxi là tình trạng canxi trong máu hoặc huyết tương thấp hơn bình thường.

Nguyên nhân tụt canxi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tụt canxi trong máu. Nhưng có hai nguyên nhân chính: suy dinh dưỡng và bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Suy dinh dưỡng dẫn tới tụt canxi
Suy dinh dưỡng sảy ra khi thiếu hụt trầm trọng vitamin và khoáng chất. Bởi vitamin giúp nâng cao hệ miễn dịch. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn không có nhiều món chứa thực phẩm giàu canxi:
- Cá nhỏ ít xương
- Các loại đậu
- Cá nhỏ ít xương
- Các sản phẩm từ sữa: sữa chua, phô mai.
>>> Xem thêm: Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em: Tổng hợp năm 2021

Tụt canxi do rối loạn hấp thụ canxi
Tình trạng này sảy ra khi chúng ta bị thương, phẫu thuật hay nhiễm trùng dẫn tới ruột non không thể hấp thụ được canxi.
Các bác sĩ khuyên nên cải thiện chế độ ăn uống, cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Để chắc chắn rằng, bạn ăn uống hợp lý và đúng cách để cơ thể phát triển tốt.
Dấu hiệu nhận biết tụt canxi.
Tụt canxi ở trẻ em:
Tùy thuộc vào bệnh của mỗi bé, nhưng hầu như sẽ có dấu hiệu sau:
- Hay giật mình khi ngủ, khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ hoặc tím mặt, bé có thể khóc trong nhiều giờ. Nhiều khả năng sẽ ngưng thở trong khi khóc, lúc này dỗ; ru không còn hiệu quả nữa.
- Khi tụt canxi máu, trẻ hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…
- Bên cạnh đó, bé có thể xuất hiện vài triệu chứng khác: co giật, phản ứng chậm chạm, bỏ ăn.
Hậu quả có thể gây: còi xương, biến dạng xương, gù vẹo cột sống… nếu không điều trị sớm. Trường hợp để bệnh tiến triển quá lâu, bé có thể ngưng thở, tăng nhịp tim dẫn tới suy tim thậm chí tử vong.
>>> Xem thêm: Dinh dưỡng là gì? Phân loại và vai trò của dinh dưỡng

Tụt canxi ở người lớn:
- Cơ bắp cứng hoặc co thắt.
- Tâm trạng thay đổi thất thường: lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu trong người.
- Trí nhớ hoạt động không tốt như trước
- Huyết áp thấp
- Khó nói hoặc khó nuốt
- Mệt mỏi
- Nhịp tim rối loạn
- Cảm thấy ngứa và tê ở môi, lưỡi, ngón tay, bàn chân.
Tụt canxi ngoài ra cũng làm co thắt các cơ vùng mặt và toàn thân dẫn tới khó thở. Nặng hơn bệnh nhân có thể bị co giật toàn thân hoặc khu trú.

Tụt canxi cấp
- Cảm giác kim châm ở đầu lưỡi, môi, đầu chi.
- Chân duỗi như đạp xe đạp
- Cơ toàn thân đau nhức, các cơ mặt co giật.
- Nồng độ canxi trong máu lúc này rất thấp, chỉ dưới 7 mg/dL.
Có biểu hiện này bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để cấp cứu, nếu không sẽ sảy ra nhuyễn xương ở người lớn và chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
>>> Xem thêm: Thở đúng cách giúp nâng cao sức khỏe của chúng ta(Mở trong cửa số mới)
Tụt canxi cần làm gì?
Sinh hoạt và dinh dưỡng điều độ, hợp lý.
- Ăn kết hợp các món ăn giàu canxi: tôm, cua, ốc, mực, sò, sữa…
- Hàng ngày cố gắng dành 15- 30 phút tắm nắng buổi sớm để hấp thụ vitamin D.
- Một số rau củ có tác dụng tổng hợp và bổ sung canxi: cải thìa, bí ( xanh, đỏ), họ đậu ( cove, bắp, đũa, đỏ, trắng, đậu phộng…), củ cải, rau bina
Rượu, muối và cà phê là ba thực phẩm ngăn cản hoạt động hấp thụ canxi.
Hạn chế thức khuya, căng thẳng, tập thể dục đều đặn, cố gắng giữ tinh thần luôn khỏe mạnh.
Khi nào cần sơ cứu bệnh nhân bị tụt Canxi
- Khi gặp trường hợp có người bị tụt canxi cần phải bình tĩnh trước đã. Sau đó tiến hành sơ cứu ngay lập tức.
- Đưa họ vào nơi thoáng mát.
- Vỗ nhẹ hai bên má để họ được tỉnh táo
- Ấn huyệt nhất trung (giữa mũi và miệng)
- Cho bệnh nhân uống 1 viên canxi dạng sủi. Nếu miệng họ bị cứng, không uống được cần dùng thìa bón từng ngụm nhỏ.
- Đây chỉ là biện phát sơ cứu tạm thời, sau khi xong thì cần đưa ngay bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ cấp cứu.

Tụt canxi có nên truyền nước không?
Có rất nhiều loại truyền nước khác nhau nhưng có 3 loại cơ bản:
Truyền nước cung cấp dưỡng chất: bệnh nhân suy nhược, người phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng miệng, ruột không tiêu hóa được thức ăn,… Bình nước truyền sẽ là glucose: 5%, 10%, 20%, 30% và dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo)
Truyền nước cung cấp nước hoặc chất điện giải: người bị tiêu chảy, ói mửa, bỏng, ngộ độc gây mất nước, mất máu. Dung dịch nước truyền: natri clorua 0.9%, lactate ringer, bicarbonate natri 1.4%,…
Nhóm truyền nước đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, haes-steril, gelofusine, dung dịch cao phân tử,…) dùng bình nước truyền khi bệnh nhân bù chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn cơ thể.
Khi bị tụt canxi mục đích duy nhất là đưa nồng độ canxi về bình thường. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bổ sung chất và truyền nước phù hợp.
Uống bổ sung canxi hoặc tiêm, truyền nước vào tĩnh mạch, dạng muối carbonat hay gluconat..
Uống vitamin D (colecalciferol, calcitriol…) hoặc tiêm tĩnh mạch nếu thiếu vitamin D hoặc suy tuyến cận giáp.
Bổ sung magie (ở dạng muối lactat hay chlorit…) uống hoặc tiêm nếu cơ thể thiếu magie.
Bổ sung các chế phẩm tương tự hormone tuyến cận giáp (Natpara, forteo…) nếu cơ thể thiếu hormone tuyến cận giáp.
Qua bài viết này, Blog Y Khoa hy vọng mọi người có kiến thức căn bản nhất về tụt canxi máu và hiểu được mình có cần truyền nước không cũng như phương pháp sơ cứu ban đầu trước khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu.
Trả lời