Dinh dưỡng ngừa ung thư là gì? Đó việc ăn thực phẩm dinh dưỡng lành mạnh và hoạt động thể chất hợp lý, bởi nó không những giúp tâm hồn ta yêu đời mà còn tăng sức đề kháng, ngừa bệnh tật. Điều quan trọng là chúng ta ngay từ bây giờ hãy trang bị những kiến thức cơ bản, cần thiết để ăn uống, tập luyện và có một lối sống hợp lý hơn. Và đừng lo vì không tìm hiểu được đầy đủ, đã có Y Khoa Blog chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn đọc.
Mục lục
Khẩu phần dinh dưỡng nên ăn mỗi bữa để ngừa ung thư
Việc bùng nổ của mạng xã hội mà cụ thể là youtube có thể ở một khía cạnh nào đó đang đẩy những người xem vào ngõ cụt khi họ xem quá nhiều các video về giữ dáng hoặc quảng bá ăn các đồ ăn vặt qua các chế độ dinh dưỡng.
Nhưng với những người có điều kiện đầy đủ để theo chế độ ăn đó thì không sao. Còn xét về những học sinh, sinh viên hay những người kinh tế yếu thì họ vì muốn giảm cân mà thực hiện một chế độ dinh dưỡng ngặt nghèo dẫn đến thiếu chất hoặc ăn quá nhiều đồ ăn vặt rẻ tiền tăng nguy cơ béo phì, đương nhiên về lâu dài chất lượng dinh dưỡng không tốt thì sẽ gây viêm nhiễm, sau đó là ung thư.
Cho nên thực hiện một phương pháp dinh dưỡng lành mạnh chung cho tất cả mọi người là góp phần phòng ngừa bệnh ung thư trong cuộc sống của chính chúng ta.
- Rau quả: 1/2
- Ngũ cốc nguyên cám: 1/4
- Đạm” có lợi “: 1/4

Thực phẩm giàu dinh dưỡng ngừa ung thư
Đạm ” có lợi”
Thế nào là đạm có lợi ?
Để cung cấp một bữa ăn dinh dưỡng đủ chất thì nên nạp vào đủ và đa dạng các loại thịt( gà, heo,…) và hải sản( cá, tôm, sò, hến,…) biết rõ được nguồn gốc rõ ràng của thực phẩm bạn ăn bởi nếu không chúng ta rất có thể ăn phải đồ hỏng, sau đó họ dùng thuốc tẩy trắng rồi tung ra thị trường. Điều này không những không có một chút chất dinh dưỡng nào, mà còn diệt trừ hết các kháng thể ngừa bệnh trong cơ thể, có thể dẫn đến ung thư.

Trái cây, rau củ là thực phẩm nên ăn để ngừa ung thư
Nghệ rất tốt khi ngừa ung thư
Dân số Việt Nam ít hơn rất nhiều so với dân số Ấn Độ nhưng Việt Nam lại nầm trong top những quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn Ấn Độ
Tại sao lại có sự khác biệt này?
Có thể bạn biết chắc rằng trong khẩu phần dinh dưỡng của người Ấn Độ luôn có 1 loại gia vị là nghệ (một loại gia vị truyền thống của đất nước). Trong nghệ có chất chất dinh dưỡng curcumin (sắc tố vàng trong nghệ) thực phẩm này có thể ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.

Lượng bạn ăn vào chỉ có một lượng nhỏ chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu, những lượng còn lại sẽ đến thẳng ruột già, ở đây nó có thể ngừa sự phát triển của các polyp gây ung ở tế bào thành ruột. .
Ví dụ, sắc tố vàng trong thực phẩm có thể làm giảm tế bào ung thư từ 20% xuống còn 13%, trong khoảng 30 ngày. Bên cạnh đó người dân Ấn Độ ăn mỗi ngày cũng ăn các loại rau lá xanh đậm và các loại đậu trong khẩu phần dinh dưỡng của mình, bởi chúng có hoạt chất chống ung thư là phytate.
Ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu, trái cây sấy khô giúp ngừa tế bào ung thư
Không những chất dinh dưỡng phytate có tác dụng chống ung thư mà còn giúp hấp thu nhiều khoáng chất hơn, cụ thể canxi, tác dụng làm mềm xương, chống vôi hóa.
Điều này có nghĩa là, mật độ khoáng chất trong xương cao hơn, ít bị mất xương và ít bị gãy xương hông. Có thể thấy rằng thực phẩm có chất dinh dưỡng phytate có chức năng tương tự thuốc chống loãng xương và thuốc ngừa ung thư.

Thực phẩm có chứa thành phần dinh dưỡng Phytate cũng có tác dụng trực tiếp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng bởi vì các loại thực phẩm có hợp chất này có chức năng chống oxi hóa, kháng viêm, tăng cường miễn dịch.Phytate có thể phân biệt được tế bào khối u và tế bào lành.
Bên cạnh đó hợp chất dinh dưỡng Phytate trong thực phẩm còn thúc đẩy hoạt động của bạch cầu phát hiện và ngừa các tế bào ung thư, chặn đứt đường cung cấp máu để nuôi dưỡng tế bào ung thư phát triển.
Quả mọng chữa ung thư
Một loại thực phẩm chống ung thư không thể không kể đến đó là các loại quả mọng (dâu tây, mâm xôi đen, viêt quất, cà chua).
Chất dinh dưỡng trong quả mọng không chỉ có tác dụng đẹp da dẹp dáng mà nó còn có công năng ngừa tế bào ung thư đại trực tràng, ngăn chặn sự phát triển của các polyp. Một phương pháp ngừa ung thư tự nhiên bằng ăn nhiều thực phẩm có chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể.

Xem thêm:
Rau xanh đậm, đậu, cà rốt có khả năng ngừa ung thư hiệu quả
Ăn các thực phẩm chứa chất dinh dưỡng sắt non-heme có trong các loại ngũ cốc nguyên cám, đậu, hạt( lanh, quả hạnh), trái cây sấy khô, xanh lá đậm, cà rốt một cách đa dạng cũng đủ để cung cấp lượng sắt cần thiết cho cơ thể và ngừa sự phát triển của ung thư.

Bởi lượng chất dinh dưỡng sắt có trong thực phẩm động vật (sắt heme) có thể tạo ra các gốc tự do, không ngừa được ung thư bằng cách hoạt động như một chất chống oxi hóa. Nên có thể coi sắt trong thực phẩm khi ăn vào là con dao 2 lưỡi nếu thiếu sắt thì có nguy cơ thiếu máu, còn nếu thừa thì tăng nguy cơ ung thư và tim mạch.
Cơ thể không có cơ chế loại bỏ lượng sắt thừa khi ăn thức ăn vào. Nếu bạn không đủ sắt lưu thông trong cơ thể, ruột sẽ bắt đầu tăng cường hấp thu sắt, nếu có nhiều hơn mức cần thiết, ruột giảm hấp thu. Thế nhưng hệ thống này chỉ hoạt động hiệu quả với loại chất dinh dưỡng sắt non-heme từ thực vật.
Vậy nên một khi bạn ăn đủ lượng sắt từ thực vật thì sẽ không có chỗ để vào cơ thể với sắt từ động vật. Bên cạnh có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hiến máu cũng là một cách làm giảm lượng sắt có trong cơ thể và làm tăng khả năng ngừa ung thư đường ruột.
Quế, quả óc chó
Công dụng tuyệt vời của quế phải được kể tới khả năng giảm viêm và giảm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó các hợp chát dinh dưỡng có trong quế còn giúp ức chế sự phát triển và ngừa ung thư tới với chúng ta. Mỗi ngày 1/2 muỗng cà phê bột quế là đã góp phần cải thiện đáng kể sức khỏe rồi.

Ngoài việc hấp thụ omega-3 từ cá thì quả óc chó cũng cung cấp cho bạn dinh dưỡng này. Bạn có thể ăn vặt loại quả này khi thèm ăn, lượng chất dinh dưỡng của nó không làm tăng cảm giác no, làm đẹp mà còn có tác dụng giảm viêm, ngừa sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
Trà xanh chứa chất dinh dưỡng giúp ngừa ung thư
Từ trước đến nay chắc hẳn các bạn đã nghe không dưới 1 lần về công dụng kì diệu của trà xanh trong chữa bệnh, vậy nó có hợp chất dinh dưỡng gì mà có thể làm giảm bệnh tật.
Polyphenol trong trà xanh bao gồm nhiều hợp chất dinh dưỡng có có lợi như EGCG, ECG, EGC và EC. Trong trà đen cũng có khả năng chống oxy hóa, với 2 chất cụ thể như thearubigin và theaflavins.
Hai chất là ECG và EGCG là chất dinh dưỡng có khả năng ngừa sự phát triển những gốc tự do có hại, bên canh đó bảo vệ những tế bào không bị tổn thương DNA do các loại oxy phản ứng tác động vào.

Polyphenol trong trà cũng có công dụng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư , chống lại những bất lợi do bức xạ tia cực tím (UVB) gây ra, đồng thời cân bằng các chức năng của hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các catechin trong trà có khả năng ngăn chặn sự hình thành mạch và sự “xâm lăng” của các tế bào ung thư.
Cùng với đó, công dụng trà xanh cunxng kích hoạt các enzym giải độc ra ngoài cơ thể (quinone reductase và glutathione S-transferase), từ đó bảo vệ và hạn chế lại sự gia tăng của các khối u gây ung thư.
Trái cây có múi
Trái cây có múi được coi là một loại “trái cây ruột” của những chị em giảm cân. Tuy nhiên, bên cạnh giúp đẹp da đẹp dáng thành phần dinh dưỡng ở nó cũng giúp cái thiện đường tiêu hóa, giảm cholesterol , giảm nguy cơ hình thành sỏi thận, bảo vệ não, tăng cường sức khỏe tim mạnh và ngăn ngừa ung thư.
Tất cả chính là nhờ lượng chất dinh dưỡng có trong mỗi trái: Vitamin C, chất xơ dồi dào và chất flavonoid giúp bổ sung sung khoáng chất, ngăn ngừa bệnh tật.
Thực phẩm nên hạn chế để ngừa ung thư
Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, đóng hộp( thịt xông khói, len men, ướp muối, xúc xích…) do lượng chất dinh dưỡng không có nhiều trong những loại thực phẩm này, ngoài ra chúng còn có thể chứa các vi khuẩn khuêch tán bệnh tật, giảm khả năng đề kháng phòng ngừa ung thư của cơ thể.
Việc uống quá nhiều đồ uống có đường hoặc chất tạo ngọt như coca, pepsi, 7-up,… tương đương với việc bạn ăn trực tiếp 1 bát đường hoặc hơn. Những đồ uống này ngoài việc làm thỏa mãn cơn thèm uống ra thì không có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, nó có thể gây béo phì tim mạch, tắc mạch máu, viêm nhiễm, giảm khả năng ngừa ung thư.

Fast food cũng nên được đưa vào danh sách đồ ăn hạn chế. Thực phẩm này hại nhiều hơn lợi cho cơ thể, nó cũng tương tự như nước ngọt.
Sau fast food thì rượu và thuốc lá cũng là thủ phạm không có 1 lượng chất dinh dưỡng nào ngừa được ung thư. . Rượu kết hợp với thuốc lá gia tăng khả năng ung thư miệng, thanh quản và thực quản theo cấp số nhân so với việc uống rượu hoặc hút thuốc riêng biệt
Chỉ nên uống không quá 1 chén mỗi ngày đối với phụ nữ và 2 chén đối với đàn ông (1 đơn vị tính bằng 12 ounces bia thông thường, 5 ounces rượu vang, hoặc 1,5 ounces rượu mạnh 40 độ chưng cất). Với giới hạn này chỉ được tính trong ngày chứ không tính nghỉ 2 ngày và bù lượng đó vào ngày thứ 3.
Phương pháp chế biến đảm bảo dinh dưỡng và ngừa ung thư
Không nên ăn quá mặn
Muối là loại gia vị thiết yếu cần với mỗi chúng ta, rất nhiều lời khuyên về việc ăn đủ lượng muối sẽ ngừa bướu cổ. Tuy nhiên cái gì cũng vậy việc ăn quá nhiều thì lại là phản tác dụng.
Chất dinh dưỡng trong muối nếu ăn quá nhiều tăng nguy cơ tim mạch, bệnh thận, cơ chế ngừa ung thư bị chặn lại. Các loại rau ngâm muối (rau cải muối, cà muối, sung muối, …) đôi khi làm gia tăng ung thư dạ dày.

Qúa nhiều muối thì sẽ phá hỏng lớp màng trong dạ dày và gây viêm, hoặc hợp chất gây ung thư N-nitroso có thể làm cho lớp lót dạ dày nhạy cảm hơn. Muối đôi khi kết hợp với Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày, diệt hết chức năng ngừa ung thư của cơ thể.
Do đó theo bảng dinh dưỡng, lượng muối nên ăn mỗi ngày chỉ nên dừng ở mức 6 gram (1 muỗng cà phê), như vậy có thể đẩm bảo khả năng ngừa bệnh tật, cụ thể viêm nhiễm, ung thư.
Xem thêm:
Hạn chế nấu ở nhiệt độ quá cao
Việc nấu ở nhiệt độ quá cao sẽ làm các chất dinh dưỡng bị biến đổi thành chất độc, hại và làm giảm khả năng ngừa ung thư của cơ thể.
Nhóm chất đạm: thịt, cá, tôm, trứng,vừng, …chỉ nên nấu ở nhiệt độ 70°C thì các protit sẽ đông vón và thoái hóa, bởi làm vậy thì thành phần dinh dưỡng này sẽ dễ tiêu hơn. Còn 200-300°C (chiên rán, nướng, hấp) chất dinh dưỡng trong thực phẩm giảm đi, tạo thành liên kết khó tiêu, táo bón, viêm nhiễm và mất khả năng ngừa ung thư. Để đảm bảo hấp thụ đủ chất trong thực phẩm thì nhiệt độ khuyến nghị là 70 -100°C đủ để diệt khuẩn và nấu chín.
Ở nhiệt độ quá cao chất béo (dầu, mỡ) quá 102 độ C sẽ bị bẻ gãy các liên kết cấu trúc axit hình thành chất Aldehyde, Peroxide gây nguy hiểm cho cơ thể. Ví dụ: Khi bạn nướng đồ ăn, mùi thơm của mỡ chính là các cacbua hydro thơm đa vòng, nhưng nó không có dinh dưỡng và lợi cho sức khỏe, cũng không ngừa ung thư. Cho nên, không nấu ở nhiệt độ quá cao, không dùng lại dầu ăn quá 1 lần. Hạn chế ăn vặt (bánh rán, bánh xèo, …) khi rán ở chảo mỡ không còn trong, cháy đen.

Chất bột (Gluxit): Ngũ cốc nguyên hạt, lúa mì, các loại củ (khoai tây, khoai môn, khoai lang, đậu …). Khi chế biến ở nhiệt độ quá cao, đặc biệt ở trong môi trường không có nước( nướng) thì các chất dinh dưỡng trở thành chất khó tiêu và mất khả năng ngừa bệnh tật, nguy cơ cao bị ung thư
Các loại vitamin tan trong chất béo (A, D, E, K) sau khi nấu chính thường sẽ giảm 15-20% chất dinh dưỡng.
Các loại vitamin tan trong nước (vitamin B, C) do bị hòa tan và dễ dàng bị phân giải nên lượng dinh dưỡng sẽ mất nhiều lên tới 90% cùng với đó mất khả năng ngừa ung thư nếu ngâm nước lâu, luộc đi luộc lại nhiều, bảo quản lâu, dùng xút (hoặc vôi) trong nấu nước.
Quy trình nên là rửa, cắt gọt và nấu ngay. Theo các nhà khoa học thì lượng dinh dưỡng bị hao hụt: vitamin C (50%), vitamin B1 (30%), Caroten (20%).
Hoạt động thể chất giúp trao đổi dinh dưỡng và ngừa ung thư
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể và ngăn ngừa khả năng xâm lấn của tế bào ung thư.

- Người lớn: 1 phút hoạt động mạnh bằng 2 phút vừa phải, lý tưởng là nên tập 30 – 40 phút mỗi ngày.
- Những người có bệnh về tim, hoặc bệnh lý nặng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
- Trẻ em và thanh thiếu niên: 40 phút -1 giờ mỗi ngày, bên cạnh đó tập thêm 2 – 3 buổi cơ để giúp phát triển cơ bắp hoàn thiện.

Ngoài việc tập luyện hàng ngày ra nếu có thể tận dụng được khả năng dùng sức thì nên dùng. Ví dụ thay vì đi máy hãy đi xe đạp nếu khoảng cách không quá xa, đi thăng bộ thay vì thang máy, … và hạn chế ngồi qua nhiều như vậy cơ thể sẽ không bị đình trệ, các chức năng hoạt động tốt hơn máu mang dinh dưỡng đến tế bào và ngừa được nhiều bệnh tật như ung thư.
Đơn giản nhất là chúng ta không thể cảm thấy một ngày tràn đầy năng lượng nếu như bị stress bởi vấn đề táo bón, hay đau ốm bệnh tật. Vậy nên qua bài viết này, Blog Y Khoa hi vọng là mỗi chúng ta hãy thay đổi tư duy về sức khỏe bản thân: tập thể dục điều độ, ăn uống khoa học và hạn chế thói quen xấu. Có như vậy thì mỗi ngày sẽ là một ngày mới.
Trả lời