• Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền
Y Khoa Blog
Y Khoa Blog
  • Trang chủ
  • SỨC KHOẺ VÀ ĐỜI SỐNG
    • SẮC ĐẸP
    • DINH DƯỠNG
    • MẸ VÀ BÉ
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH Y KHOA
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA
No Result
View All Result
Y Khoa Blog
No Result
View All Result

Trang chủ » DINH DƯỠNG » Vai trò của dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch con người

Vai trò của dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch con người

Y Khoa Blog by Y Khoa Blog
27 Tháng Chín, 2021
in DINH DƯỠNG
0

Mục lục

  • 1 Tổng quan về vai trò dinh dưỡng và hệ miễn dịch
    • 1.1 Dinh dưỡng được hiểu như thế nào ?
    • 1.2 Hệ thống miễn dịch có vai trò gì ?
  • 2 Vai trò của dinh dưỡng đối với hệ thống miễn dịch cơ thể
    • 2.1 Dinh dưỡng có vai trò chống lại bệnh nhiễm khuẩn, tăng miễn dịch
    • 2.2 Thiếu dinh dưỡng Protein – Năng lượng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
    • 2.3 Vai trò dinh dưỡng vitamin đối với hệ miễn dịch
    • 2.4 Khoáng chất đóng vai trò to lớn đối với hệ miễn dịch

Tổng quan về vai trò dinh dưỡng và hệ miễn dịch

Dinh dưỡng được hiểu như thế nào ?

Khái niệm dinh dưỡng dùng để chỉ quá trình thu nạp năng lượng và các dưỡng chất thiết yếu từ thức ăn, qua đó cung cấp cho cơ thể nhằm xây dựng, duy trì sự sống ở mức độ tế bào đến mức độ cơ thể, cả về cấu trúc lẫn vận động, vai trò của dinh dưỡng đối với hệ thống miễn dịch vô cùng quan trọng, giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ sức khoẻ con người, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự tăng trưởng thể chất

Tổng quan, chất dinh dưỡng được phân chia thành 3 nhóm chính: Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng không sinh năng lượng, Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng và Nhóm chất dinh dưỡng vi lượng

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng là gì? Phân loại và vai trò của dinh dưỡng

Hệ thống miễn dịch có vai trò gì ?

Hệ miễn dịch là tập hợp các quá trình phức tạp hoạt động theo trình tự thống nhất bên trong cơ thể nhằm ngăn ngừa các tác nhân gây có hại, gây bệnh cho cơ thể

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò cốt lõi duy trì, bảo vệ sự hoạt động bình thường của cơ thể, dinh dưỡng có vai trò góp phần tăng cường miễn dịch, nhưng đôi khi sự thiếu hụt và sai lầm trong dinh dưỡng lại gây ra những hậu quả nặng nệ cho hệ miễn dịch. Hãy cùng Y Khoa Blog khám phá những khía cạnh trong vai trò của dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch con người.

Vai trò của dinh dưỡng đối với hệ thống miễn dịch cơ thể

Vai trò của dinh dưỡng đối với miễn dịch
Bổ sung nhiều loại dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ

Dinh dưỡng có vai trò chống lại bệnh nhiễm khuẩn, tăng miễn dịch

Mối quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh nhiễm khuẩn là quan hệ ” 2 chiều “, sự thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến giảm miễn dịch, sức đề kháng, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, tiêu hoá…,tăng thời gian mắc bệnh, tăng mức độ nặng của bệnh. Ngược lại các bệnh nhiễm khuẩn gây suy sụp thêm tình trạng dinh dưỡng của cơ thể do ăn kém ngon miệng, hấp thu kém….

Nên lưu ý là vai trò của dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch trong các bệnh nhiễm khuẩn là khác nhau, ví dụ: ở bệnh lao ảnh hưởng này rất lớn, trong khi ở bệnh uốn ván lại không đáng kể.

>>> Xem thêm: Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em: Tổng hợp năm 2021

Thiếu dinh dưỡng Protein – Năng lượng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Đối tượng dễ bị thiếu protein, năng lượng nhất là trẻ em trước tuổi đi học, các bà mẹ mang bầu làm ảnh hưởng đến thai nhi, các em gái ở tuổi vị thành niên. Thiếu protein, năng lượng ảnh hưởng đến miễn dịch dịch thể, và nghiêm trọng nhất là miễn dịch qua trung gian tế bào.

Khả năng trung hoà các kháng nguyên của bạch cầu đa nhân trung tính, tiêu diệt vi khuẩn của bổ thể, chế tiết các globulin miễn dịch nhóm IgA bị ảnh hưởng đáng kể. Người ta nhận thấy các trẻ em suy dinh dưỡng, tuyến ức bị biến đổi cấu trúc và chức năng chế tiết miễn dịch, các mảng Peyer ở ruột non bị teo đét giảm các nang lympho, giảm chế tiết lympho bào.

Vai trò dinh dưỡng vitamin đối với hệ miễn dịch

Vitamin A: Vitamin A được ví như là “vitamin chống nhiễm khuẩn” , có vai trò quan trọng đối với cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Theo thống kê, tỉ lệ tử vong ở những đứa trẻ bị khô mắt nặng do thiếu vitamin A là rất cao.

Vitamin C: Vitamin C nổi tiếng với vai trò giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, bổ sung đủ vitamin C góp phần làm tăng globulin miễn dịch IgM và IgA, tăng tính cơ động, hoạt hoá của các bạch cầu. Tuy nhiên tình trạng thiếu hụt vitamin C làm tăng sự nhảy cảm của cơ thể đối với các bệnh nhiễm khuẩn.

>>> Xem thêm: Tác dụng và vai trò của Vitamin C

Vitamin B: Trong các nhóm vitamin B, folat và pyridoxin ( vitamin B6 )có vai trò đáng chú ý đối với hệ miễn dịch cơ thể. Thiếu folat làm chậm quá trình tổng hợp tế bào để cung cấp cho hệ thống miễn dịch, thiếu pyridonxin ( vitamin B6 ) làm chậm trễ các chức phận miễn dịch, kể cả dịch thể và trung gian tế bào

dinh dưỡng có vai trò tăng miễn dịch
Dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh

Khoáng chất đóng vai trò to lớn đối với hệ miễn dịch

Sắt: Sắt là chất khoáng vi lượng, tham gia vào quá trình tổng hợp DNA, sắt còn cấu tạo nên nhiều enzyme quan trọng của cơ thể, thiếu hụt chất dinh dưỡng này làm suy giảm đáng kể vai trò của hệ thống miễn dịch, làm tăng tính nhạy cảm đối với nhiễm khuẩn nặng. Sắt cần được kết hợp với các protein vận chuyển bên trong cơ thể để được hấp thu, do đó lưu ý bổ sung sắt từ ngày thứ 5 hoặc thứ 7 của quá trình phục hồi dinh dưỡng

Kẽm: là thành phần quan trọng của các hormone tuyến ức, thiếu kẽm làm tuyến ức nhỏ đi, giảm số lượng các lympho bào. Tình trạng thiếu hụt kẽm thường không xảy ra đơn thuần mà hay kết hợp với thiếu protein, sắt và các vitamin

Đồng: Đồng là coenzyme của cytochrome oxydase và superoxyt dismutase. Trẻ em thiếu đồng bẩm sinh ( bệnh menkes ) thường chết do nhiễm khuẩn, nhất là bệnh viêm phổi.

Selen: Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng Selen làm giảm giải phóng các gốc tự do, đặc biệt khi đi kèm với thiếu vitamin E sẽ làm giảm sản xuất kháng thể gây suy giảm đáng kể vai trò của hệ miễn dịch.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người thừa cân, béo phì hiệu quả năm 2021

Vai trò dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch của con người là vô cùng lớn, cần được khám phá và nghiên cứu nhiều hơn. Do đó để tăng khả năng phục hồi cũng như phòng chống bệnh hiệu quả cần có một chiến lược dinh dưỡng – sức khoẻ toàn diện. Y Khoa Blog hi vọng qua bài viết này có thể cho bạn đọc thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với hệ thống miễn dịch. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian đọc bài !


Tài liệu tham khảo:

Hà Huy Khôi (2002) – Dinh dưỡng, sức khoẻ và bệnh tật – Dinh dưỡng lâm sàng – NXB Y học – trang 20-44

Nguyễn Thị Kim Hưng (2002) – Dinh dưỡng hỗ trợ – Dinh dưỡng lâm sàng – NXB Y học – trang 315-326

Tags: Nên đọcNổi bậtvai trò của dinh dưỡng
Y Khoa Blog

Y Khoa Blog

Y Khoa Blog cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, tổng hợp các bài viết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực sức khoẻ và đời sống, sắc đẹp, dinh dưỡng, mẹ và bé, bệnh học trên ykhoablog.com

Bài viết nên đọc

tháp dinh dưỡng
DINH DƯỠNG

Tháp dinh dưỡng cho người trưởng thành năm 2021

27 Tháng Năm, 2022
Thịt ức gà
DINH DƯỠNG

Thành phần dinh dưỡng trong ức gà mà bạn nên biết

27 Tháng Năm, 2022
Thực đơn cho người cận thị
DINH DƯỠNG

THỰC ĐƠN CHO NGƯỜI CẬN THỊ

27 Tháng Năm, 2022
Ăn rau muống có tốt cho da không
DINH DƯỠNG

Ăn rau muống có tốt không ? 15 tác dụng của rau muống đối với sức khoẻ

27 Tháng Năm, 2022
Dự trữ thực phẩm thừa, thực phẩm đã chín
DINH DƯỠNG

Cách dự trữ thực phẩm mùa dịch an toàn

27 Tháng Năm, 2022
Dinh dưỡng người cao tuổi đúng cách
DINH DƯỠNG

Chế độ dinh dưỡng người cao tuổi cần xây dựng như thế nào?

27 Tháng Năm, 2022
Load More
Next Post
Kem chống nắng có cần thiết cho da

Kem chống nắng có thật sự cần thiết cho da?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Từ khóa

Atlas giải phẫu người Bổ sung vitamin calo năng lượng cận thị dinh dưỡng người cao tuổi dinh dưỡng dược phẩm dự trữ giấc ngủ khẩn cấp mẹ và bé người cao tuổi ngủ dậy muộn nên đọc Nên đọc Nối bật nổi bật Nổi bật Rụng tóc Sách Y Khoa Series bệnh van tim Series đái tháo đường sắc đẹp Sức khỏe và đời sống sản phụ khoa sắc đẹp sức khỏe sức khỏe đời sống thuốc thuốc dân gian thuốc tránh thai thực phẩm thực đơn tin tức tránh thai trẻ sơ sinh Tăng chiều cao tầng sinh môn tế bào gốc ung thư vai trò của dinh dưỡng vitamin b5 y khoa blog yoga đái tháo đường

Chuyện mục nổi bật

  • BÁC SĨ GIỎI (1)
  • BỆNH HỌC (14)
  • DINH DƯỠNG (21)
  • MẸ VÀ BÉ (14)
  • SẮC ĐẸP (8)
  • SÁCH Y KHOA (3)
  • SỨC KHOẺ VÀ ĐỜI SỐNG (35)
  • THUỐC Y KHOA (6)

Bài viết nổi bật

Cách cho bé ngậm núm vú giả

Cách cho bé ngậm núm vú giả

27 Tháng Năm, 2022
Sách điều dưỡng ngoại khoa tập 1, tập 2

Sách điều dưỡng ngoại khoa PDF mới nhất, tập 1, tập 2

27 Tháng Năm, 2022
tụt canxi máu

Tụt canxi có nên truyền nước không?

27 Tháng Năm, 2022
Đậu nành là bài thuốc chữa bệnh máu nhiễm mỡ hiệu quả

Bài thuốc dân gian chữa bệnh máu nhiễm mỡ

27 Tháng Năm, 2022
Y Khoa Blog

Y Khoa Blog luôn mang đến các thông tin liên quan, có giá trị lâm sàng. Xây dựng nền tảng cung cấp thông tin, kiến thức y khoa lành mạnh, chính xác.

Mới cập nhật!

  • Cách cho bé ngậm núm vú giả
  • Sách điều dưỡng ngoại khoa PDF mới nhất, tập 1, tập 2
  • Tụt canxi có nên truyền nước không?

Chuyên mục

  • BÁC SĨ GIỎI
  • BỆNH HỌC
  • DINH DƯỠNG
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • SÁCH Y KHOA
  • SỨC KHOẺ VÀ ĐỜI SỐNG
  • THUỐC Y KHOA
  • Giới thiệu
  • Liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Bản quyền

Chung nhan Tin Nhiem Mang © 2022 Y Khoa Blog -Y Khoa Blog Designed by Luong Nhat Tan.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • SỨC KHOẺ VÀ ĐỜI SỐNG
    • SẮC ĐẸP
    • DINH DƯỠNG
    • MẸ VÀ BÉ
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH Y KHOA
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA

Chung nhan Tin Nhiem Mang © 2022 Y Khoa Blog -Y Khoa Blog Designed by Luong Nhat Tan.