• Skip to main content
  • Skip to secondary menu
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Bỏ qua footer
  • Trang chủ
  • ĐỜI SỐNG
  • DINH DƯỠNG
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA
  • Kiến Thức
BLOG Y KHOA

Y Khoa Blog

Y Khoa Blog cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, tổng hợp các bài viết chuyên sâu của Y Khoa Blog về nhiều lĩnh vực sức khoẻ và đời sống, sắc đẹp, dinh dưỡng, mẹ và bé, bệnh học trên Y Khoa Blog.

  • Trang chủ
  • ĐỜI SỐNG
  • DINH DƯỠNG
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • BỆNH HỌC
  • SÁCH
  • BÁC SĨ GIỎI
  • THUỐC Y KHOA
  • Kiến Thức
Bạn đang ở:Trang chủ / Kiến Thức / Vitamin B7 là gì? Lợi ích của vitamin B7 đối với cơ thể

Vitamin B7 là gì? Lợi ích của vitamin B7 đối với cơ thể

18/09/2023 bởi Y Khoa Blog Để lại bình luận

Mục lục

1. Vitamin B7 là gì?

Vitamin B7 còn được gọi với tên khác là biotin. Đây là vitamin có khả năng hòa tan trong nước. Các enzyme được biotin hỗ trợ để phân hủy chất béo, carbohydrate và protein có trong thực phẩm. Đồng thời, loại vitamin này cũng giúp truyền các tín hiệu được gửi từ các tế bào đến não nhanh hơn.

vitamin b7 là gì

Xem thêm: Vitamin 3B có tác dụng gì? Bổ sung vitamin 3B là cần thiết?

Có thể bổ sung vitamin B7 thông qua các thực phẩm trong chế độ ăn uống hàng ngày hoặc dùng thuốc bổ vitamin. Bạn nên chú ý đến việc bổ sung biotin ngay khi xuất hiện một số triệu chứng rối loạn về sức khỏe liên quan đến vitamin B7 nhé!

2. Lợi ích của vitamin B7 đối với cơ thể

2.1 Giúp nuôi dưỡng tóc dày và chắc khỏe

Đối với những ai đang gặp vấn đề tóc yếu, xơ rối và dễ gãy rụng, vitamin B7 sẽ là vị cứu tinh cho mái tóc của bạn. Bởi vì biotin đóng vai trò như một hoạt chất kích thích tóc mọc nhanh, dày và bóng mượt hơn vô cùng hiệu quả.

2.2 Tốt cho móng tay

Những người bổ sung đủ vitamin B7 sẽ sở hữu móng tay chắc khỏe lên tới 25%. Vậy nên, nếu muốn nuôi dưỡng móng tay, móng chân khỏe mạnh bạn cần cung cấp cho cơ thể đủ lượng biotin cần thiết. Điều này sẽ giúp bạn giảm nguy cơ gặp phải tình trạng xước và gãy móng đáng kể.

vitamin b7 là gì

Xem thêm: Thực phẩm chứa nhiều vitamin C ngoài cam

2.3 Cung cấp năng lượng

Chức năng quan trọng của biotin là chuyển hóa protein, carbohydrate và chất béo. Loại vitamin này hoạt động như một coenzym hỗ trợ tổng hợp axit béo. Vì vậy, vitamin B7 sẽ giúp cơ thể tổng hợp năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống như học tập, vui chơi.

2.4 Tái tạo, nuôi dưỡng các mô

Vitamin B7 sẽ giúp cơ thể tái tạo và nuôi dưỡng các mô. Nếu được cung cấp đủ biotin, các mô trong cơ thể sẽ được hồi phục sau tổn thương nhanh hơn cũng như giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, viêm cơ, viêm khớp. Đồng thời, chất này còn có công dụng giúp cơ thể xây dựng và phát huy sức mạnh cơ bắp.

2.5 Làm đẹp da

Tác động từ môi trường có thể dẫn đến các biểu hiện da xỉn màu, khô hoặc nứt nẻ. Biotin là thành phần thiết yếu giúp da khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nhân tố xấu. Do đó, bạn nên chú ý bổ sung thêm vitamin B7 trong thực đơn ăn uống để có một làn da khỏe đẹp.

2.6 Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Cân nặng là yếu tố hàng đầu được chị em luôn quan tâm. Vitamin B7 rất hữu ích trong quá trình giảm cân vì có khả năng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giữ dáng, hạn chế tích tụ mỡ thừa. Vì thế, những người có nguy cơ béo phì, thừa cân thường được các chuyên gia khuyên nên thêm loại vitamin này vào khẩu phần ăn.

2.7 Bảo vệ tim mạch

Vitamin B7 có thể giảm lượng cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ sự hoạt động ổn định của tim và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.

2.8 Kiểm soát lượng đường trong máu

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, biotin có khả năng duy trì lượng đường huyết ổn định trong máu. Vitamin B7 giúp điều chỉnh lượng insulin, loại bỏ lượng đường dư thừa nên rất có ích cho người đang mắc bệnh tiểu đường.

2.9 Hỗ trợ các hoạt động của não

Vitamin B7 giúp hỗ trợ hoạt động dẫn truyền của dây thần kinh và giúp các tín hiệu truyền đến thần kinh tốt hơn cũng như cho trẻ nhỏ một trí nhớ tốt. Không những thế, loại vitamin này còn tạo thành lớp bảo vệ chống lại rối loạn thần kinh và các vấn đề về nhận thức, nhờ đó, bộ não có thể tập trung hiệu quả hơn.

3. Dấu hiệu khi thiếu vitamin B7

Bởi vì có mối quan hệ mật thiết giữa tóc, da, móng với vitamin B7 nên khi cơ thể thiếu loại vitamin này sẽ có một số biểu hiện dễ thấy như tóc xơ rối, dễ gãy rụng, móng yếu giòn và không chắc khỏe. Tình trạng da khô, thiếu sức sống cũng có thể do thiếu vitamin B7.

vitamin b7 là gì

Xem thêm: Top 10 loại thực phẩm chứa vitamin E cao

Đồng thời, biotin còn đóng vai trò như chất xúc tác tham gia vào các phản ứng tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là hormone hạnh phúc – serotonin. Hiện tượng cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn chán thậm chí xuất hiện ảo giác hoặc trầm cảm có thể là dấu hiệu khi thiếu hụt vitamin B7.

Bên cạnh đó, người thiếu hụt biotin còn có các biểu hiện khác như mắt đỏ, lưỡi đỏ, sưng đau các cơ trên cơ thể không rõ nguyên nhân hoặc tê tay chân.

4. Vitamin B7 có trong thực phẩm nào?

Mặc dù chỉ là một lượng nhỏ, nhưng vitamin B7 có thể dễ dàng tìm thấy trong một số thực phẩm như quả óc chó, đậu phộng, hạnh nhân, sữa tươi, sữa bột, lòng đỏ trứng hay bánh mì nguyên cám, cá hồi, thịt lợn, nấm…

  • Lợi ích của vitamin B7 đối với cơ thể

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung vitamin B7 thông qua một số loại trái cây bổ dưỡng như bơ, chuối và quả mâm xôi. Tuy nhiên, để cơ thể hấp thụ hiệu quả các dưỡng chất bạn nên đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý và đa dạng các loại thực phẩm.

5. Liều lượng vitamin B7 phù hợp

Nhu cầu dinh dưỡng đối với lượng vitamin B7 cần bổ sung mỗi ngày của từng đối tượng khác nhau như sau:

  • Trẻ em từ 0 – 6 tháng tuổi: Cần lượng vitamin B7 khoảng 5 mcg/ngày.
  • Trẻ em từ 7 tháng – 3 tuổi: Cần lượng vitamin B7 khoảng 6 – 8 mcg/ngày.
  • Trẻ em từ 4 – 13 tuổi: Cần lượng vitamin B7 khoảng 12 – 20 mcg/ngày.
  • Độ tuổi thanh thiếu niên từ 14 – 18 tuổi: Cần lượng vitamin B7 khoảng 25 mcg/ngày.
  • Người trưởng thành và phụ nữ có thai: Cần lượng vitamin B7 khoảng 30 mcg/ngày.
  • Mẹ đang cho con bú: Cần lượng vitamin B7 khoảng 35 mcg/ngày.
  • Vitamin B7 có gây ra tác dụng phụ không?

Chưa có một minh chứng về cho thấy vitamin B7 trong thực phẩm gây ra tác dụng phụ cho cơ thể nên bạn có thể yên tâm khi bổ sung vào thực đơn hằng ngày. Phần lớn mọi người sẽ ưu tiên nạp lượng loại vitamin này từ chế độ ăn uống.

Ngoài ra, đối với những trường hợp thiếu quá nhiều thì có thể bổ sung vitamin B7 tổng hợp thông qua dạng viên uống. Tuy nhiên, khi uống nên tuân theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng đúng liều lượng để không gây ra tác dụng phụ như đau bụng, buồn nôn hay tiêu chảy.

6. Lưu ý các tác hại khi sử dụng quá liều

Sử dụng vitamin B7 quá liều sẽ khiến cơ thể bạn gặp một số vấn đề như:

  • Lượng vitamin C và sức đề kháng giảm đi.
  • Đường huyết trong cơ thể tăng cao.
  • Kéo theo lượng vitamin B6 giảm và ảnh hưởng hệ thần kinh.
  • Xuất hiện các hiện tượng phát ban trên da.
  • Gây hại cho gan và ảnh hưởng đến sự giải phóng insulin.
  • Cơ thể gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.
  • Lượng nước tiểu tăng lên và gây hại cho thận.

 

Thuộc chủ đề:Kiến Thức

Nói về Y Khoa Blog

Y Khoa Blog cập nhật các kiến thức y khoa mới nhất, tổng hợp các bài viết chuyên sâu về nhiều lĩnh vực sức khoẻ và đời sống, sắc đẹp, dinh dưỡng, mẹ và bé, bệnh học trên ykhoablog.com

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

TÌM KIẾM

MỚI CẬP NHẬT

Uống vitamin A có tác dụng gì? Tác dụng và cách bổ sung vitamin A

Vitamin A cho trẻ dưới 1 tuổi có màu gì ?hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng.

Vai trò của vitamin là gì? ảnh hưởng của vitamin đối với sức khỏe con người

Uống vitamin gì để mọc tóc?

Uống vitamin gì để mọc tóc?

Vitamin C sủi có tác dụng gì? Cách sử dụng đúng 

CHUYÊN MỤC

  • BÁC SĨ GIỎI
  • BỆNH HỌC
  • Chưa phân loại
  • DINH DƯỠNG
  • Fitness
  • Kiến Thức
  • MẸ VÀ BÉ
  • SẮC ĐẸP
  • SÁCH Y KHOA
  • SỨC KHOẺ VÀ ĐỜI SỐNG
  • THUỐC Y KHOA

Footer

GIỚI THIỆU

BLOG Y KHOA

Y Khoa Blog luôn mang đến các thông tin liên quan, có giá trị lâm sàng. Xây dựng nền tảng cung cấp thông tin, kiến thức y khoa lành mạnh, chính xác

THAM GIA CỘNG ĐỒNG

CỘNG ĐỒNG HỎI ĐÁP SỨC KHỎE MIỄN PHÍ

FANPAGE Y KHOA BLOG

Email: ykhoablog@gmail.com
Địa chỉ: Thành Thái, P.12, Q.10, TPHCM

THÔNG TIN WEBSITE

  • Bản quyền
  • Chính sách bảo mật
  • Giới thiệu
  • Liên hệ

Bản quyền © 2023 · Y Khoa Blog trên YKhoaBlog.com DMCA.com Protection Status