Tuổi sơ sinh là khoảng thời gian từ lọt lòng đến hai tháng tuổi và tâm sinh lý trẻ sơ sinh là độ tuổi còn đang phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, sự phát triển nhận thức của trẻ sơ sinh chưa có. Bản thân mỗi chúng ta ai sinh con ra cũng đều mong tâm sinh lý của con phát triển tốt nhất, thế nhưng làm thế nào để hiểu đúng về bản chất các phản xạ, cảm giác của trẻ sơ sinh và các nhu cầu gắn bó với mẹ và tiếp nhận thế giới bên ngoài. Hãy cùng Y Khoa Blog tìm hiểu sâu hơn về vấn đề tâm sinh lý của bé nhé.
Mục lục
Phản xạ không điều kiện ở trẻ sơ sinh
Khi mang thai, bào thai sống ký sinh và phát triển chín tháng mười ngày trong bụng mẹ đó là môi trường ổn định. Và khi được sinh ra thì bị đẩy vào hoàn cảnh hoàn toàn mới mẻ về những kích thích ở thế giới bên ngoài. Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình mang bầu mời bạn đọc hãy tham khảo các bài viết đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ sơ sinh của blog.

Đời sống tâm lý của trẻ sơ sinh được đảm bảo nhờ có những cơ chế di truyền sẵn: sự sẵn sàng của hệ thống thần kinh với môi trường bên ngoài và bắt đầu khởi động những hệ thống cơ bản trong cơ thể (hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa).
Trong những ngày đầu đời ở gian đoạn tuổi sơ sinh bé đã được phát triển sẵn các phản xạ bẩm sinh: phản xạ thở, phản xạ mắt, phản xạ nhiệt độ, …(cảm giác thừa ) đây là những phản xạ không điều kiện để tâm sinh lý của trẻ sơ sinh thích ứng với hoàn cảnh mới. Đây cũng là thời kỳ duy nhất mà những hành vi bản năng thực hiện nhiều nhất để thỏa mãn nhu cầu cơ thể nhưng sẽ không thể nào phát triển tâm sinh lý ở trẻ sơ sinh được.
Những phản xạ không điều kiện này được coi là điểm mạnh của con người. Ở gian đoạn tuổi sơ sinh, bé hầu như bất lực, không tự bản thân phát triển tâm sinh lý được nhưng lại có khả năng tiếp nhận kinh nghiệm và hành vi đặc biệt của con người.
Cơ chế kích thích của phản xạ tự vệ bẩm sinh của trẻ sơ , bạn sẽ thường thấy phản ứng co người khi chạm vào da , hay nheo mắt lại khi có ánh sáng tới gần, … trong những tháng tuổi sơ sinh với mục đích hạn chế bớt những kích thích quá mạnh trong môi trường xung quanh tới bé.

Khi tâm sinh lý tuổi sơ sinh của con đã phát triển được phản xạ tự vệ bẩm sinh thì cũng là cơ sở để hình thành nên phản xạ định hướng, nhờ những kích thích của môi trường thế giới bên ngoài, hoặc do người lớn tạo ra.
Phản xạ định hướng là cơ sở ban đầu cho hoạt động tìm tòi ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên do các giác quan còn quá non nớt nên sự tìm tòi còn rất nhiều hạn chế, các ấn tượng vẫn còn mông lung và chưa ổn định.
Bộ não của trẻ sơ sinh nặng khoảng ¼ não người lớn (400g) số lượng tế bào thần kinh đã đầy đủ nhưng các sợi thần kinh chưa được miêlin hóa và chúng cần được nhiễm miêlin mới hoạt động được. Sự tiến hóa ấy càng tăng thì cũng tỉ lệ thuận với sự phát triển tâm sinh lý giác quan và vận động. Bên cạnh bộ não thì tim cũng là bộ phận quan trọng không kém của cơ thể.
Xem thêm:
Cảm giác chưa phân định là tâm sinh lý ban đầu của trẻ sơ sinh
Trong những ngày đầu của trẻ sơ sinh, bé hầu như chưa phát triển tâm sinh lý để cảm nhận rõ ràng được những kích thích bên ngoài, cảm giác và cảm xúc về tất cả mọi thứ còn lộn xộn và tràn lan.
Nhưng những kích thích vô nghĩa trở thành có nghĩa nhờ ngưỡng cảm giác cao, bên cạnh sự che chở của mẹ và những tác động mạnh từ môi trường bên ngoài. Hết tuần đầu, bé có thể phát triển tâm sinh lý để cảm nhận và phân biệt rõ ràng một số kích thích từ môi trường bên ngoài. Đôi khi, bé có quấy, khó chịu, cựa mình, … là lúc để giải tỏa trạng thái căng thẳng thì não bộ mới học được khả năng cảm nhận.

Mọi trẻ sơ sinh khi bú mẹ, môi và họng (bộ phận của cơ thể) tìm bú (tiếp xúc với vú mẹ bộ phận bên ngoài cơ thể). Đây là nơi tập trung mọi thứ cảm giác: xúc giác, vị giác, khứu giác, …và tri giác bắt đầu từ đây bởi tri giác không phải bẩm sinh mà phải trải qua quá trình tập luyện.

Bên cạnh đó, ba bộ phận khác cũng hoạt động ngay từ đầu: tay, tiền đình, da. Tay sờ, nắn, vuốt, cào, …càng ngày càng có tổ chức hơn trong lúc bú. Sau ngày thứ 8 thay đổi tư thế gây ra hoạt động tìm bú đây là sự nhạy cảm của tiền đình. Để quen với những cảm giác này, cần phải tập luyện nhiều để não có thể phát triển tâm sinh lý để không lạ lẫm vì nó chưa rõ ràng và còn mang tính hỗn hợp, dính liền với cảm giác khó chịu dễ chịu.
Cảm giác từ mắt qua tháng thứ 2 đóng vai trò quan trọng bởi con thường nhìn vào mắt mẹ trong lúc bú. Tháng thứ 3, trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được một hình tổng thể 3 chiều. Nhưng giai đoạn tuổi sơ sinh, vai trò của môi miệng vẫn là chủ yếu. Có thể thấy trong những ngày đầu của tuổi sơ sinh, nhờ sự hỗ trợ của mẹ, cảm giác bẩm sinh, hoạt động tâm sinh lý và một số bộ phận hoạt động ngay từ đầu đã hình thành nên kinh nghiệm, dần dần phối hợp nhịp nhàng và hệ thống, để thăm dò những vùng mới.
Tâm sinh lý của bé có xu hướng tiếp nhận các ấn tượng của thế giới bên ngoài
Trẻ sơ sinh khi sinh ra chưa có hình tâm lý dù là sơ đẳng nhất với thế bên ngoài, dù là khi ngủ. Để tồn tại và phát triển thì cần phải thiết lập mối liên hệ với thế giới bên ngoài.
Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh chỉ phản ứng với những kích thích quá mạnh (ánh sáng quá sáng chiếu vào, âm thanh quá to, …). Chính nhờ những kích thích đó dần dần tâm sinh lý của trẻ tiếp nhận các ấn tượng của thế giới bên ngoài, di động và phản ứng với âm thanh, đặc biệt giọng nói của người lớn và rất thích nhìn vào mặt người.
Lâu dần thì bé có thể phân biệt được âm thanh khác nhau: nín khóc và ngủ khi tiếng hát ru khe khẽ; tiếng người lớn cười với chúng; tiếng quát lớn, tiếng động mạnh có thể làm bé khóc to.

Nhận diện được là do sự phát triển sinh lý của thính giác và thị giác . Đây chính là sự trưởng thành nhanh chóng của hệ thống thần kinh, trước tiên là não bộ. Nhưng sự trưởng thành của não không đảm bảo sự phát triển của các giác quan.
Phải có kích thích bên ngoài (ánh sáng, màu sáng, âm thanh) và phải luyện các giác quan để thu nhận tín hiệu thì não bộ mới phát triển được. Đó là cơ sở để phát triển tâm lý sau này. Vì vậy trẻ sơ sinh cần phải tiếp nhận các ấn tượng một cách đầy đủ tránh bị cô lập với thế giới bên ngoài nếu không sẽ chậm phát triển tâm sinh lý một cách nghiêm trọng. Người lớn có thể: đem đồ vật lại gần bé, cúi xuống trò chuyện, phát ra âm thanh nhẹ nhàng cho bé nghe, …
Xem thêm:
Nhu cầu gắn bó với mẹ của trẻ sơ sinh
Những ứng xử: mút, bám níu, khóc, mỉm cười, muốn ôm ấp vỗ về, … đó là một dạng nhu cầu muốn được gắn bó với người lớn. Những phản ứng này xuất hiện sớm nhất từ những ngày đầu của con qua tiếp xúc với mẹ, đây là một hiện tượng tâm sinh lý quan trọng được gọi là sự gắn bó mẹ – con.
Việc phát triển tâm sinh lý của trẻ sơ sinh qua sự gắn bó mẹ con là bước đi đầu tiên và cũng là bước đi quan trọng nhất, tạo điều kiện cho trẻ sơ sinh phát triển sau này. Nếu thiếu đi sự quan tâm của mẹ, bé sẽ khó phát triển tâm sinh lý bình thường, thậm chí sự sống cũng rất khó khăn. Những ngày đầu của tuổi sơ sinh, cả 2 đều rất nhạy cảm với tiếp xúc da thịt nên cần có nhu cầu gắn bó với nhau.
Có thể đặt bé trần truồng lên bụng mẹ để người mẹ sờ mó, từ ngón tay, ngón chân trong 7-8 phút, sau đó sờ vào thân mình, sờ cánh tay bắp chân rồi sau đó vuốt nhẹ vòng bụng.

Khi nhu cầu gắn bó với mẹ không được thực hiện (mẹ mất, bị ốm cần cách ly hoặc một lý do nào khác) là nỗi bất hạnh của trẻ . Lúc này trẻ sơ sinh cần tìm người có lòng yêu thương, sẵn lòng ôm ấp vỗ về như chính mẹ của mình.
Phát triển được mối qua hệ gắn bó với mẹ trong những ngày đầu của trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để tránh cho bé bị chậm phát triển và lệch lạc về sinh lý cũng như tâm lý sau này.
Nhiều những rối loạn tâm sinh lý về sau, ngay cả khi trưởng thành, có thể là nguyên nhân bị nhiễu loạn mối quan gắn bó với mẹ khi còn nhỏ. Những đứa trẻ này thường sống trong cảnh cô đơn, lo lắng sợ hãi, khi lớn thường có cảm giác mặc cảm thậm chí có thái độ thù địch chống đối với con người và môi trường xung quanh.
Đến tháng thứ 2, trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng mỉm cười với bất kì người nào (vui mừng khi ai đến, buồn bã khi họ rời đi và lại tìm chơi với người khác). Đây là sự phát triển tâm sinh lý để giao tiếp với người xung quanh và là tiền đề hình thành nên phản ứng “ phức cảm hớn hở” thể hiện khi bé cười toe toét, chân tay khua rối rít, hoặc đôi khi phát ra âm thanh gừ gừ, …khi người lớn cúi xuống nói chuyện cùng bé. Đây cũng là lúc kết thúc thời kì tuổi sơ sinh.
Blog Y Khoa hi vọng qua bài viết này, những bố mẹ thông thái đã có kiến thức cơ bản để cùng con đồng hành trong cuộc hành trình nuôi dạy con lớn khôn khỏe mạnh.
Trả lời