Trong vài tháng đầu đời của trẻ sơ sinh, hoạt động ngủ của bé chiếm phần lớn thời gian trong ngày, việc ngủ ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ vì thế các mẹ nên lưu ý thời gian ngủ, chu kì thức ngủ của trẻ, bé ngủ nhiều về đêm hay ban ngày để đánh thức trẻ sơ sinh hợp lí không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ
Bình quân, mỗi trẻ sơ sinh sẽ ngủ 2-3 tiếng/1 lần, chu kì bú từ 2-3 tiếng /1 lần, 8-12 lần/1 ngày. Nếu trẻ sơ sinh ngủ li bì quá 3 tiếng, cần đánh thức trẻ dậy ăn, nếu trẻ ngủ quá nhiều và nhịn bú sẽ dẫn đến hạ đường huyết gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh
Mục lục
Các dấu hiệu ngủ li bì của trẻ ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Trẻ ngủ li bì trong một khoảng thời gian dài, rất khó đánh thức
- Trẻ ít bú,bỏ bú, thời gian bú và số lần bú trong 1 ngày giảm rõ rệt ( Tham khảo thêm bài ” Trẻ sơ sinh cách mấy tiếng bú 1 lần là tốt nhất ” )
- Ngủ nhiều nhưng trẻ không tăng cân
- Trẻ hay ngủ lệch múi giờ, hay ngủ rất nhiều về ban ngày
- Trẻ thở nhanh, thở gấp ( >60 lần/phút ) hoặc thở chậm ( < 40 lần/ phút ), có dấu hiệu thiếu oxy : tím tái, nhợt nhạt…, các bố mẹ nhận biết bằng cách đặt tay lên ngực và bụng trẻ và đếm số nhịp thở, quan sát sự biến đổi màu sắc da.
Các mẹo đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì hiệu quả mà các bố mẹ không nên bỏ qua
Bố mẹ cần quan sát trẻ, trước khi đánh thức
Trước khi đánh thức trẻ sơ sinh, bố mẹ cần quan sát tư thế nằm, hành vi trong khi ngủ, các cử động của trẻ, quan sát màu sắc da, trong khi ngủ trẻ có phát ra âm thanh nào không ( các âm ran rít, ran ngáy..) để đánh giá các bất thường của trẻ trong khi ngủ
Chạm vào trẻ để đánh thức
Nếu trẻ đã ngủ quá nhiều, ảnh hưởng đến các hoạt động khác, việc đầu tiên mà các bố mẹ nên làm để đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì là sờ trán và lưng của trẻ để phán đoán xem trẻ có sốt hay không, đồng thời cảm nhận nhịp thở có ổn định không, có nhanh hoặc chậm, hoặc thở gấp không
Đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách cởi bỏ dần một số lớp khăn, chăn cho trẻ thấy mát hơn
Các bố mẹ có thói quen quấn rất nhiều lớp khăn, chăn, quần áo cho trẻ sơ sinh khi đi ngủ. Hãy thử cởi bỏ một số lớp vải, khăn, chăn.. để trẻ cảm thấy mát hơn, khi trẻ có một giấc ngủ dễ chịu, các bố mẹ cũng phần nào dễ đánh thức bé hơn

Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, không gian thoáng mát, trong lành
Sẽ thật tuyệt nếu bố mẹ đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì bằng cách cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, thay đổi không gian thoáng mát, trong lành như gần cửa sổ, vườn nhà… qua đó trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được đánh thức
Đánh thức trẻ bằng mát xa
Các bố mẹ có thể dùng khăn ấm, để đánh thức trẻ ngủ li bì, nếu việc đánh thức bằng tay không hiệu quả, làm cho trẻ cáu gắt, bằng cách mát xa, xoa nhẹ lên người trẻ, lau nhẹ qua phần lưng, tay, chân, rồi cuối cùng là mặt trẻ, quan sát cách phản ứng trẻ
Trò chuyện cùng trẻ
Trẻ sơ sinh ngủ li bì có thể được đánh thức nhẹ nhàng bằng cách kể một câu truyện với âm lượng đủ nghe trong lúc trẻ đang ngủ, điều đó có thể giúp trẻ phát triển bộ não nhanh hơn, làm quen và tiếp thu âm thanh dễ dàng hơn, đây như là phương pháp luyện nghe thụ động cho trẻ sơ sinh
>>> Xem thêm: 4 Đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ sơ sinh mà các mẹ nên biết
Lau mồ hôi, thay tã cho trẻ
Thay tã cho trẻ, làm thông thoáng vùng mông của trẻ, khiến trẻ sơ sinh cảm thấy dễ chịu hơn, trẻ có thể mở mắt và tỉnh dậy dễ dàng hơn. Trẻ sơ sinh thường ra mồ hôi khi ngủ, các bố mẹ cần chú ý lau mồ hôi xung trên người trẻ và xung quanh chỗ ngủ
Bố mẹ nên lựa chọn các vật liệu dễ hút ẩm, chống thấm mốc, thoáng mát, để cho trẻ có giấc ngủ tốt nhất
Đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì cách cách cho trẻ bú
Hãy thử đánh thức trẻ bằng cách cho trẻ bú khi đang nhắm mắt ngủ, hãy đặt đầu ti ngay miệng trẻ, trẻ sẽ có phản xạ bú tự nhiên vì đây là phản xạ không điều kiện được hình thành khi trẻ vừa sinh ra
Bằng cách đó, trẻ sẽ dần tỉnh ngủ, và bắt đầu cữ bú tiếp theo của mình, quá thuận tiện và dễ dàng phải không nào

Các lưu ý về giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
- Cho trẻ nằm ngửa khi ngủ, không cho trẻ nằm sấp vì gây tức ngực khó thở
- Không để các vật lớn, như gấu bống, gối đề lên người trẻ khi ngủ, không để các vật cồng kềnh gần bé, không quấn quá nhiều khăn, chăn khi trẻ đang ngủ
- Nơi ngủ của trẻ sơ sinh, cần được bố trí gần bố mẹ, để thuận tiện cho việc đánh thức trẻ, và bảo đảm an toàn cho giấc ngủ của trẻ
- Phòng ngủ của trẻ sơ sinh phải sạch sẽ, không bám bụi, không gần nhà bếp, ống khói..
- Các bố mẹ phải thường xuyên quan sát trẻ sơ sinh ngủ, ghi chú lại số tiếng mà trẻ ngủ, số giấc ngủ trong 1 ngày, ngủ ngày nhiều hay đêm nhiều, phải đánh thức trẻ dậy cho bú nếu nhận thấy trẻ ngủ quá nhiều
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, bài viết được đăng độc quyền trên Blog Y Khoa – Website: ykhoablog.com
Trả lời