Mang thai có nên vận động nhiều ? Vận động nhiều có tốt cho thai nhi và mẹ bầu ? chắc hẳn là câu hỏi của đa số mẹ bầu hiện nay. Hãy cùng Y Khoa Blog tìm hiểu về vấn đề này để cùng cải thiện sức khoẻ cho các mẹ bầu lẫn thai nhi trong suốt thai kì và hậu sinh .

Mục lục
Lợi ích của vận động đối với mẹ bầu và thai nhi
Giúp giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi khi mang bầu
Khoa học chứng minh, vận động nhiều lúc mang bầu giúp cơ thể tiết Hormone Endorphin đem lại cảm giác tỉnh táo, vui vẻ, dễ chịu, làm giảm đáng kể các triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng, stress trong thai kì.
Ngoài ra, vận động thể thao nhiều giúp mẹ bầu cải thiện giấc ngủ, tạo cảm giác thư thái khi thức giấc.
Duy trì cân nặng, ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Vận động nhiều trong thai kì giúp duy trì cân nặng hợp lí, tránh tình trạng thừa cân béo phì, giảm thiểu tỉ lệ mắc bệnh đái tháo thường thai kì.
Có một chế độ ăn hợp lí, đủ số calo năng lượng cho mẹ bầu trong từng giai đoạn của thai kì là yếu tố quan trọng đảm bảo sự khoẻ mạnh của mẹ và con.
Theo khuyến nghị gần đây của FAO/WHO/UNU 2002, 2004 và bảng nhu cầu khuyến nghị cho người Đông Nam Á ( SEA – RDA, 2005 ) thì nhu cầu calo năng lượng cho phụ nữ mang thai ….Xem thêm đầy đủ tại Phụ nữ mang thai và cho con bú cần bao nhiêu calo năng lượng một ngày ?
Giảm tình trạng táo bón
Vấn đề gây khó chịu nhất lúc mang thai có lẽ là tình trạng táo bón, mẹ bầu dành khoảng 15 phút đi bộ hằng ngày làm giảm tình trạng táo bón, tăng tiêu hoá. Ngoài ra mẹ bầu cần chú ý ăn nhiều rau xanh, bổ sung vitamin, chất xơ hằng ngày cho cơ thể
Xem thêm: Cách phân loại vitamin, các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu

Vận động nhiều giúp mẹ bầu dễ sinh thường hơn
Những mẹ bầu chịu khó vận động trong suốt thai kì sẽ có xu hướng dễ sinh thường hơn so với mẹ bầu lười vận động. Vận động nhiều giúp hạn chế sinh non, cải thiện tuần hoàn, tăng sức chịu đựng, làm việc sinh thường trở nên nhẹ nhàng hơn đáng kể
Giảm thời gian phục hổi sau sinh
Duy trì thói quen tập thể dục hằng ngày, giúp cải thiện khả năng phục hồi sức khoẻ của mẹ bầu sau sinh, giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì… mang lại vóc dáng tự tin, cân đối cho người phụ nữ.
Việc vận động của các mẹ bầu giúp thai nhi phát triển tốt hơn
Vận động hằng ngày giúp tăng tuần hoàn và quá trình trao đổi chất của thai nhi, qua đó giúp bé phát triển toàn diện hơn sau sinh
Cũng giống như người mẹ khi mang thai vận động nhiều tiết Endorphin, thông qua nhau thai giúp thai nhi cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn trong bụng mẹ
5 lưu ý khi vận động cho mẹ bầu
Tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Cơ địa của mỗi mẹ bầu rất khác nhau trong thai kì, do đó cần phải xin sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa đối với từng bài tập khác nhau trước khi vận động. Nhìn chung, đa số các bài tập nhẹ phổ biến hiện nay đều phù hợp với các mẹ bầu
- Đi bộ 30 phút mỗi ngày
- Yoga với các tư thế cơ bản, nhẹ nhàng
- Bài tập Kegel giúp cuộc sinh đẻ trở nên nhẹ nhàng hơn
Tuỳ thuộc vào cơ địa, tình trạng sức khoẻ, các giai đoạn khác nhau trong thai kì, các mẹ bầu cần lựa chọn cách vận động phù hợp, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con
Tránh luyện tập các môn thể thao nguy hiểm, vận động mạnh, bạo lực, dễ ngã và tốn nhiều sức lực như: leo núi, vật lộn, trượt patin…

Cung cấp đủ lượng calo năng lượng trong thai kì
Kèm với vận động hằng ngày cho mẹ bầu, nếu không bảo đảm cung cấp đủ calo năng lượng hằng ngày và khác nhau trong từng giai đoạn của mẹ bầu, sẽ gây ra các tình trạng thiếu chất cho cả mẹ lẫn con, hoặc tình trạng béo phì, thừa cân nếu cung cấp quá nhiều calo năng lượng một ngày
- Trong 3 tháng đầu tương đương với mức khi chưa có thai
- Trong 3 tháng giữa tăng thêm 360 kcalo/ngày
- Trong 3 tháng cuối tăng thêm 475 kcalo/ngày
>>> Xem thêm: Bệnh suy dinh dưỡng trẻ em: Tổng hợp năm 2021
Khởi động kĩ trước khi vận động
Việc khởi động kĩ trước khi vận động giúp các mẹ bầu tránh tình trạng té ngã khi luyện tập, tránh các chấn thương không nên có khi tập luyện
Vận động kĩ trước luyện tập giúp các mẹ bầu làm quen, qua đó dễ bắt nhịp bài tập và làm cho bài tập trở nên nhẹ nhàng hơn
Tránh nằm ngửa và vận động quá sức
Trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế nằm ngửa, dễ gây đè ép vào tĩnh mạch chủ, hạn chế dòng máu về tim, gây thiếu máu lên não và xuống tử cung, dễ bị chóng mặt, mệt mỏi
Nghỉ ngơi ngay nếu thấy mệt, vận động quá sức gây những ảnh hưởng không đáng có cho mẹ và bé. Nên lưu ý đến tình trạng của nhịp tim, O2, huyết áp lúc vận động
Những tình huống các mẹ bầu không nên vận động nhiều
- Chảy máu âm đạo, co thắt màng ối
- Rau thai bám thấp
- Mẹ bầu có dấu hiệu sinh non theo chẩn đoán của bác sĩ
- Thai phụ có các bệnh nền như : tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiền sản giật..
- Thai nhi bất thường, chậm phát triển
Y Khoa Blog hi vọng qua bài viết về này có thể trả lời phần nào câu hỏi ” Mẹ bầu có nên vận động nhiều không ? ” của các bạn đọc cũng như đưa ra các lời khuyên lưu ý khi vận động. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này ! Hãy share cho mọi người cùng biết nhé.
Trả lời