
Khô da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xảy ra phổ biến, thường làm các bậc cha, mẹ lo lắng. Liệu con mình có đang gặp bệnh lý nguy hiểm nào không? Cần bổ sung dưỡng chất và chăm sóc bé ra sao để khắc phục khô da ở trẻ sơ sinh? Thấu hiểu những trăn trở đó, Y Khoa Blog mời bạn tham khảo bài viết với những thông tin quan trọng cùng giải pháp chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh từ các y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Mục lục
Vì sao trẻ sơ sinh thường bị khô da?
Khi nằm trong bụng mẹ, bé luôn được bao bọc bởi vernix caseosa – lớp màng màu vàng và hơi trơn. Như một loại “màng chắn”, nó giúp bảo vệ bé khỏi sự nóng, lạnh và tấn công từ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi ra đời, lớp màng này sẽ bong dần, từ đó dẫn đến da trẻ sơ sinh dễ bị khô, bong tróc khi tiếp xúc với không khí, nước, quần áo…
Cộng với đó, sự thay đổi thời tiết đặc biệt ở mùa đông lạnh khô cũng là nguyên nhân chính gây mất cân bằng độ ẩm của da bé. Một số trường hợp da khô còn có thể do hệ thống sưởi/máy lạnh trong nhà, ánh mặt trời,…Nhiều bậc cha mẹ vì không tìm hiểu kĩ, hay lơ là, chăm sóc bé không đúng cách khiến tình trạng này càng nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.

Thông thường, hiện tượng khô da ở trẻ sẽ tự hết mà không cần điều trị đặc biệt gì. Trường hợp da trẻ quá khô thì bạn có thể dùng chút dầu dưỡng ẩm hoặc thuốc mỡ đặc để thoa lên nhằm chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lơ là vì tình trạng khô da kéo dài hoặc đi kèm những biểu hiện khác có thể tiềm tàng bệnh lý nào đó. Để hiểu rõ hơn, cùng đọc sang phần tiếp theo nhé!
Chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh
Lưu ý về cách tắm để chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh:
– Thời gian tắm: Các chuyên gia khuyên chỉ nên tắm 2 – 3 lần/tuần cho bé. Mỗi lần tắm không nên quá 10 phút và không nên để bé nghịch với xà phòng lâu trong bồn tắm. Tắm lâu và tắm thường xuyên sẽ lấy đi lớp dầu tự nhiên trên da, từ đó càng khó chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh. Thay vào đó, bạn có thể dùng khăn bông mềm thấm nước lau người cho trẻ và vệ sinh nơi vùng kín, hoặc những vùng da có nếp gấp như vùng bẹn, nách, nếp gấp tay, bàn chân.
– Nước tắm: Sử dụng nước nóng để tắm cũng gây hại vì làm mất khả năng cân bằng độ ẩm trên da trẻ sơ sinh. Mẹo nhỏ: Mẹ bé hãy pha nước sôi nguội cùng một chút nước sôi để tắm cho con vì điều này còn hạn chế da bé tiếp xúc với clo trong nước.
– Xà phòng dùng để tắm/ chăm sóc trẻ sơ sinh: Những loại sữa tắm trên thị trường hiện nay thường có chất tẩy rửa mạnh không phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Để khắc phục khô da ở trẻ sơ sinh, mẹ nên lựa chọn sản phẩm từ thiên nhiên và tốt hơn là dành riêng cho bé, vừa lành tính và không mùi.

Lưu ý về môi trường sinh hoạt của bé để khắc phục khô da ở trẻ sơ sinh
– Không nên lạm dụng các thiết bị như máy sưởi/ máy lạnh: Nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng ảnh hưởng tiêu cực đến da bé. Ngoài ra, nhiều bé khi nằm điều hòa thường xuyên còn bị rôm sảy, ngứa ngáy, khó chịu, mất ngủ và quấy khóc,…
– Môi trường tự nhiên hoặc sử dụng các thiết bị điều chình nhiệt độ ở mức vừa phải luôn là lựa chọn tối ưu để chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh.
Lưu ý về cách chăm sóc để khắc phục khô da ở trẻ sơ sinh
– Đủ chất lỏng và chất ẩm:
- Cho bé bú mẹ thường xuyên hoặc uống nước, trái cây nhiều để cơ thể trẻ luôn được cung cấp đủ chất ẩm cần thiết từ đó cũng chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên cho bé tắm lại sau khi bơi ở hồ bơi vì các hồ nước nhân tạo chứa nhiều clo cùng muối, nắng, rất dễ khiến da bé khô hơn.
- Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cũng rất quan trọng. Nhất là ngay sau khi trẻ tắm xong, bởi vì lúc này dưỡng chất trên da sẽ được hấp thụ tốt nhất. Lưu ý, mẹ không nên dùng các sản phẩm dưỡng ẩm của người lớn vì các thành phần ở ống kem dưỡng đôi khi lại ảnh hưởng quá mạnh đến da bé, dễ gây kích ứng và bong tróc, mẫn đỏ,… Tránh dùng những sản phẩm chứa nước hoa, cồn và các hóa chất khác vì chúng đầy nguy cơ gây kích thích mạnh gây khô da.

– Đeo bao tay, bao chân: Đặc biệt những ngày đông hanh khô, việc đeo bao tay, bao chân vừa giúp hạn chế mất ẩm nơi da bé đồng thời bảo vệ bé khỏi nguy hiểm khi vô tình cào xát vật dụng. Tuy nhiên, việc đeo bao tay thường xuyên cũng gây ra nhiều tai hại. Chính vì vậy, mẹ trẻ khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý chọn loại vải phù hợp (thông thoáng, mềm ví dụ như cotton), vệ sinh bao sạch sẽ,…
Lời dặn từ bác sĩ:
Sau một thời gian áp dụng những phương cách trên nhưng tình trạng của trẻ vẫn không đỡ. Bạn cần đi thăm khám bác sĩ vì có lẽ đây là biểu hiện của bệnh lý nào đó. Ngoài ra, nếu da không chỉ khô mà còn ngứa, xuất hiện mảng đỏ, hoặc sưng tẩy, chảy dịch vàng, các mẹ không nên chần chừ mà hãy đi khám ngay. Những triệu chứng bất thường nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời bao giờ cũng tốt và an toàn hơn.
Trên đây, là những thông tin cần thiết để chữa trị khô da ở trẻ sơ sinh. Mẹ và bố cần lưu ý, khi áp dụng bất kì phương pháp khắc phục khô da ở trẻ sơ sinh nào, dù tự nhiên hay nhân tạo, cũng nhớ theo dõi kỹ các dấu hiệu xảy ra sau đó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết từ Blog Y Khoa!
Trả lời