Răng và tóc luôn là 2 bộ phận đại diện cho tính thẩm mĩ của mỗi cá nhân, vì vậy việc chăm sóc chúng cũng được chú trọng. Y khoa Blog hôm nay sẽ chia cho các bạn cách chăm sóc để không những có được một bộ răng đẹp mà còn chắc khỏe.

Mục lục
Tạo thói quen chăm sóc răng từ nhỏ
Theo thống kê, nước ta có trên 90% dân số có bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng… Đặc biệt, trên 85% trẻ em 6- 8 tuổi có sâu răng sữa và trung bình mỗi em có trên 6 răng đã bị sâu. Đây là một con số rất đáng lo ngại.
Vì vậy, việc tạo thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ là điều vô cùng cần thiết. Răng của trẻ thường mọc từ lúc 6 tháng tuổi trở lên, lúc này chúng ta sẽ dùng bàn chải thật mềm hay miếng gạc sạch ẩm để vệ sinh. Và khi trẻ được 2 tuổi, bạn có thể để con mình tự đánh răng dưới sự quan sát và hướng dẫn của người lớn.
Chải răng đều đặn và đúng cách mỗi ngày
Điều bắt buộc để có được một bộ răng khỏe chính là việc chải răng 1 ngày 2 lần, cho dù là ở độ tuổi nào thì tần suất chải răng này cũng không thay đổi và là điều kiện tiên quyết giúp hạn chế các bệnh về nướu và sâu răng. Đặc biệt, bạn phải chải răng kỹ càng và cẩn thận vào buổi tối sau bữa ăn. Vì đây là thời điểm thuận lợi cho vi khuẩn và mảng bám trên răng phát triển. Bạn cần làm sạch hàm răng, loại bỏ thức ăn bám trên răng để bảo vệ răng miệng.
Ngoài ra, bạn cần chải răng đúng cách để chăm sóc răng miệng khỏe mạnh. Hãy kiên nhẫn, súc miệng rồi chải răng dọc theo đường vòm miệng, chải nhẹ nhàng cả mặt trong và ngoài bề mặt răng để loại bỏ mảng bám. Việc chải răng thường xuyên nhưng nếu không đúng cách cũng sẽ làm cho tình trạng răng của bạn xấu đi. Khi đó, vi khuẩn vẫn tồn tại và phát triển, làm mòn lớp men răng, gây hại đến nướu, răng. Đồng thời, khi bạn đánh răng quá mạnh sẽ khiến nướu bị tổn thương, gây viêm nướu và tụt nướu.
Muốn chăm sóc răng tốt nên thay bàn chải định kì
Theo định kỳ nên thay bàn chải 3-4 tháng/lần hoặc nhanh hơn nếu lông bàn chải có dấu hiệu xơ, mòn, bị toe ra hai bên.

Sử dụng một bàn chải trong thời gian quá lâu sẽ làm hiệu quả làm sạch của bàn chải kém đi. Lông bàn chải sẽ khó len qua các kẽ răng để làm sạch mảng bám. Mặc khác, khi một bàn chải được sử dụng lâu thì lượng vi khuẩn sẽ phát triển trong nó cũng nhiều hơn. Bàn chải đánh răng cũng nên được thay mới sau khi ốm vì những mầm bệnh còn lưu lại trong bàn chải có thể gây nhiễm bệnh trở lại.
Súc miệng và vệ sinh lưỡi sau khi ăn
Nước súc miệng hỗ trợ làm sạch răng miệng theo 3 cách: Tái khoáng hóa răng, giảm lượng axit trong miệng, làm sạch khu vực khó chải ở trong và xung quanh nứu. Nước súc miệng được xem như một công cụ làm sạch khá toàn diện. Do đó, nếu các bé trên 12 tuổi và người già không quen với việc dùng chỉ nha khoa hay tăm nước để làm chăm sóc răng miệng thì sản phẩm này sẽ đặc biệt hữu ích.
Vệ sinh lưỡi cũng không kém phần quan trọng bởi vì mảng bám cũng có thể tích tụ trên lưỡi. Điều này không chỉ là nguyên nhân gây ra hơi thở có mùi mà còn khiến bạn dễ gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng khác. Do vậy, hãy kết hợp chải răng và lưỡi mỗi khi chăm sóc răng miệng nhé.

Không nên hút thuốc
Thông thường, mọi người thường có suy nghĩ hút thuốc chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mĩ của răng như gây ố vàng, xỉn màu hay hơi thở hôi. Nhưng không hậu quả nó nhiều hơn như thế, hút thuốc gây nên nguy cơ mắc bệnh lợi, là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất răng ở người lớn hay tăng lắng đọng cao răng, đòi hỏi phải lấy cao răng thường xuyên. Nguy hiểm hơn, hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, bệnh tiến triển nhanh chóng và dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Vì thế, để chăm sóc răng miệng một cách tốt nhất, thút lá nên được loại bỏ ngay từ bây giờ.
Ăn uống lành mạnh giúp chăm sóc răng hiệu quả
Ở mọi lứa tuổi thì một chế độ ăn uống lành mạnh là hạn chế đường để chăm sóc răng miệng cũng như cơ thể luôn khỏe mạnh. Những loại thức ăn chứa đường như kẹo, bánh, trà sữa, nước ngọt,… là thủ phạm hàng đầu gây sâu răng. Do đó, nếu bạn có sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường, tốt nhất là bạn nên súc miệng bằng nước súc miệng sau khi ăn để ngăn ngừa các loại vi khuẩn làm mòn men răng, gây sâu răng.
>>> Xem thêm: Vai trò và tầm quan trọng của dinh dưỡng
Khám răng định kì
Thời gian khám răng định kỳ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng răng, sức khỏe cũng như chế độ chăm sóc răng miệng của người khám. Với người mắc các bệnh mãn tính có liên quan với tình trạng răng miệng, khoảng cách giữa các lần khám có thể ngắn hơn với người bình thường. Tuy nhiên thời gian khám răng định kỷ thường được khuyến nghị là 6 tháng/lần. Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để cập nhật tình trạng cũng như phát hiện sớm các bệnh về răng miệng.

Chăm sóc răng miệng tốt kết hợp cùng chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cho răng nướu luôn sạch khỏe. Mỗi ngày chỉ cần dành ít phút để chăm sóc răng là đã có thể duy trì hàm răng chắc khỏe, nụ cười tươi tắn và cơ thể khỏe mạnh.
Trả lời