Trầm cảm là một căn rất bệnh phổ biến ở người cao tuổi (những người từ 60 tuổi trở lên) là hiện tượng biến đổi tâm lý (rối loạn tâm trạng) và biểu hiện ra ngoài qua sinh lý (suy nghĩ và hành vi), hãy cùng Y Khoa Blog nhận biết sớm dấu hiệu bệnh để giúp cho các cụ vượt qua trầm cảm và sống vui sống, khỏe hơn với ngày tháng tuổi già.
Mục lục
Tâm sinh lý biến đổi ở người cao tuổi là tiền đề cho bệnh trầm cảm
Tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi chủ yếu do yếu tố môi trường tác động đến. Khi người già phải trải qua biến đổi về môi trường và con người xung quanh trong khi bộ não không còn được xử lý minh mẫn như xưa.

Cho nên trầm cảm ở người cao tuổi là một rối loạn thuộc nhóm rối loạn khí sắc thể hiện sự ức chế của cảm xúc, tư duy và vận động. Người cao tuổi trải qua cảm xúc buồn rầu ủ rũ, nhìn sự vật xung quanh một cách bi quan ảm đạm.
Xem thêm:
Tâm lý sợ ốm đau, bệnh tật, sợ chết ở người cao tuổi.
Sinh – Lão – Bệnh -Tử là quy luật tự nhiên và ở độ tuổi “gần đất xa trời” này người cao tuổi thường có tâm lý tự nhiên sợ chết (bối rối, hoang mang, hoảng loạn liệu rằng cảm giác sang bên sẽ như thế nào; hoặc cảm giác không nỡ rồi con cháu sau khi mất) dẫn đến lo sợ không đáng có, tiêu cực hơn là người cao tuổi dễ mắc bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Người cao tuổi đi lễ chùa nhiều, thì cũng biết trong quan niệm nhà phật dạy rằng: chết đi không phải là hết, mà linh hồn con người sẽ trải qua, chuyển giao nhiều khiếp sống khác nữa, và nếu có duyên thì những kiếp sau đó các cụ vẫn có thể gặp lại con cháu của mình. Cho nên hiểu rõ được vấn đề này sẽ làm cho người già giảm lo sợ, hạn chế nguy cơ trầm cảm.

Người già cũng đồng nghĩa với việc già hóa cơ quan chức năng của cơ thể. Dễ mắc các bệnh như: huyết áp cao, suy tim, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, Alzheimer, Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh xương khớp, bệnh phế quản, bệnh phổi, ung thư, …Nguyên nhân do sức đề kháng giảm, dễ nhiễm khuẩn, nhiễm độc, vết thương lâu lành, …
Người cao tuổi phải sống chung với các bệnh này lâu ngày, khó tránh khỏi cảm giác bức bối, khó chịu, căng thẳng, lo lắng thái quá về bệnh. Tình trạng này kéo dài dẫn đến stress tăng nguy cơ trầm cảm ở người cao tuổi.
Tâm lý biến đổi do thay đổi môi trường sống và vai trò con người
Từ 60 tuổi trở đi, những người cao tuổi thường ở độ tuổi nghỉ hưu nên họ cũng dễ mắc bệnh trầm cảm hơn do họ phải trải qua một biến đổi tâm lý cực kì to lớn. Khi nếp sinh hoạt bị thay đổi không còn cảnh bận rộn đi làm, hoặc ở nhà nhiều nên các mối quan hệ xã hội cũng hạn chế và không còn được thường xuyên như trước.
Một số người cao tuổi khó thích nghi nhanh với hoàn cảnh nên tâm lý của họ thường ức chế, biểu hiện thái độ ra ngoài với người xung quanh, nếu không phát hiện kịp thời thì tăng cao nguy cơ trầm cảm.
Tâm lý buồn chán, cô đơn ở người cao tuổi
Có những người cao tuổi sống cùng với con mình, tuy nhiên con cái họ bộn rận với công việc phải đi sớm về khuya. Hoặc có những trường hợp người cao tuổi ở một mình.

Tâm lý người cao tuổi thường nhạy cảm, nhất là khi ở một mình cả ngày trong 4 bức tường, đặc biệt ở trung cư thành phố nhà nào biết nhà nấy thì sẽ cảm thấy trống trải, lạnh lẽo và cảm giác bị bỏ rơi. Cảm xúc bị ức chế kìm nén lâu ngày, buộc các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở người cao tuổi phải bộc phát ra ngoài.
Tâm lý hoài cổ
Đó là khi bạn nghe người cao tuổi kể câu chuyện trinh chiến ngày xưa. Người già hay hoài niệm những gì đã qua, thích kể lại cho người khác nghe. Nhưng do mắc chứng hay quên nên kể lại nhiều lần, người nghe có thể cảm thấy khó chịu, tỏ ra không quan tâm. Chính vì vậy, người cao tuổi cảm thấy không được tôn trọng, không được quan tâm, họ lo lắng suy nghĩ nhiều thì cũng dễ phát bệnh trầm cảm người cao tuổi.

Tâm lý bận tâm
Dù đã dành 2/3 cuộc đời nuôi dạy con cái lớn khôn. Nhưng tấm lòng làm cha mẹ vẫn luôn lo lắng quan tâm con cái của họ dù chúng đã trưởng thành. Thậm chí là người cao tuổi hay có tâm lý chủ quan, hơi cổ hủ và bắt con cái theo ý mình.
Điều này sảy ra, khó tránh khỏi va chạm, cãi vã. Người cao tuổi sẽ cảm thấy họ bị thừa thãi, không được coi trọng và đương nhiên những ảnh hưởng tâm lý luôn có nguy cơ cao dẫn đến trầm cảm.
Tâm lý nóng nảy, đa nghi
Thay đổi địa vị xã hội và không được coi trọng sau khi về hưu ở người cao tuổi, tăng cảm giác tự ti. Do đó tinh thần dễ dao động và khả năng kiềm chế kém. Dễ nổi nóng ngay cả việc nhỏ nhặt nhất với người xung quanh.

Người già hay mắc các bệnh lãng tai, khó nghe nên hay nghe nhầm, rồi hiểu nhầm, suy đoán sai mục đích của người khác, hiểu tốt thành xấu. Người cao tuổi khó sống cùng người khác và cô đơn thì thường đi đôi với trầm cảm.
Xem Thêm:
Nhận biết rõ ràng bệnh trầm cảm ở người cao tuổi
Trầm cảm ở người cao tuổi thường là dạng rối loạn khí sắc. Trầm cảm gây rối loạn tâm thần vận động, tâm thần nhận thức và nhiễu loạn hoạt động của các chức năng khác.
Chứng rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi là tự giam kìm bản thân và không vượt qua được, thường hay có suy nghĩ tự sát và nỗ lực để tự sát. Cảm thấy tự sát được là một kiểu giải thoát cho bản thân. Cùng với đó, trầm cảm ở người cao tuổi còn đi kèm với một loạt các triểu chứng: lo âu, hoảng sợ thái quá với vấn đề xung quanh.
Trầm cảm điển hình ở người cao tuổi (rối loạn đơn cực)
Bạn có thể để ý thấy các dấu hiệu trầm cảm ở người cao tuổi thường xuất hiện tình trạng đau khổ; ánh mắt rền rĩ, chán chường; lông mày lằn rãnh; góc miệng xệ xuống; tư thế suy sụp, không sức sống; giao tiếp bằng mắt không linh hoạt; nét biểu hiện trên mặt hạn chế, không muốn vận động nhiều; giọng nói thay đổi (giọng nhẹ, qua loa, thiếu quan tâm, không muốn nói nhiều từ).
Cũng có những người cao tuổi có biểu hiện trầm cảm nặng hơn: nước mắt khô; họ không thể cảm nhận được xúc cảm bình thường nhất; nhìn thấy thế giới không có nhiều màu sắc và không có sự sống, sổng ủ rột không vượt qua được bức tường bản thân tự xây trong tâm thức

Thậm chí ở một số người cao tuổi không bận tâm gì đến vệ sinh cá nhân của bản thân. Nếu bạn nhận thấy vượt qua 5 triệu chứng trầm cảm sau xuất hiện mỗi ngày liên tục trong 2 tuần, và phải có 1 triệu chứng khí sắc trầm hoặc không quan tâm thích thú bên dưới:
- Trong hầu hết các ngày khí sắc luôn trầm
- Không quan tâm hầu hết các hoạt động thường ngày vẫn hay làm
- Tăng cân nặng (> 5%), tăng khẩu vị ăn hoặc giảm cân nặng
- Mất ngủ( hay bị thức giữa đêm) hoặc ngủ quá nhiều
- Vận động chậm chạm hoặc kích động khác với bản thân trước đó, qua lời nhận xét của người khác
- Mệt mỏi, luôn cảm thấy cạn kiệt năng lượng
- Luôn cảm thấy vô dụng và tội lỗi quá mức
- Do dự thiếu quyết định, kém linh hoạt trong suy nghĩ, khó tập trung.
- Luôn suy nghĩ về cái chết nếu có sự việc không thỏa mái, lập kế hoạch chết như 1 loại giải thoát
Rối loạn trầm cảm dai dẳng kéo dài trên 2 năm ở người cao tuổi
Trầm cảm dai dẳng (PDD) là triệu chứng kéo dài vượt qua trên 2 năm ở người cao tuổi mà không thuyên giảm, loại trầm cảm này ở người cao tuổi là dạng tổng hợp của trầm cảm mãn tính và rối loạn khí sắc.
Biểu hiện bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường diễn ra thầm lặng, số triệu chứng dao động trên và dưới ngưỡng trầm cảm điển hình.

Người cao tuổi khi mắc bệnh trầm cảm thì thường không vượt qua được bóng đen tâm lý: hay ảm đạm, giảm tính hài hước, bi quan, không chủ động nhiều, thờ ơ, sống khép kín, phán xét bản thân hoặc người khác thái quá, hay kêu ca phàn nàn.
Khi nhìn thấy những người cao tuổi có dấu hiệu khí sắc trầm liên tục trong 2 năm đi cùng với ≥ 2 trong số những triệu chứng sau:
- Đột nhiên ăn quá nhiều hoặc chán ăn
- Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn bình thường
- Uể oải, mệt mỏi, chán chường, giảm năng lượng
- Lòng tự trọng thấp
- Khả năng tập trung không cao, đưa ra quyết định khó khăn
- Tuyệt vọng với mọi thứ
Tác hại của trầm cảm đến cuộc sống.
Tác hại của trầm cảm được coi là báo động đỏ đối với sức khỏe người cao tuổi. Không những ảnh hưởng chất lượng tâm sinh lý cuộc sống hàng: mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, ngại không muốn tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không vượt qua được suy nghĩ bên trầm cảm bên trong …. mà còn tiềm tàng nhiều bệnh tật đi kèm. Khả năng miễn giảm, tăng nguy cơ tim mạch, huyết áp lên nhiều lần do ức chế cảm xúc và dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cách vượt qua trầm cảm ở người cao tuổi
Hiện nay có 3 phương pháp chính để giúp người cao tuổi vượt qua bệnh trầm cảm.
Nâng đỡ
Tâm lý trị liệu
Điều trị bằng thuốc
Nâng đỡ từ phía người nhà để người cao tuổi vượt qua trầm cảm
Quan tâm đến tâm lý người cao tuổi
Tâm lý chung của người cao tuổi là thích cảnh con cháu quây quần. Đôi khi, thỉnh thoảng con cháu tụ họp một lần ăn cùng nhau bữa cơm gia đình, cười đùa vui vẻ cùng nhau, không khí thuận hòa. Bởi vì dù sao con cháu dù bận vẫn luôn nhớ đến những người cao tuổi ở nhà, không để họ cô đơn, lạc lõng ngóng chông con cái về với họ. Như vậy, người cao tuổi luôn thấy vui vẻ và cảm thấy được quan tâm nên vượt qua được nguy cơ trầm cảm.

Quan tâm sức khỏe sinh lý của người cao tuổi
Phận là con cháu nên đặt chữ hiếu lên đầu, nên quan tâm chăm sóc, hỏi han, chia sẻ thường xuyên với người cao tuổi. 6 tháng 1 lần nên đưa ông bà cha mẹ đi khám định kì sức khỏe để kiểm tra phát hiện bệnh sớm nếu có. Đừng có vì mải mê công việc mà bỏ bê gia đình vì gia đình chỉ có một mà thôi. Phát hiện bệnh sớm cũng giảm đi nỗi lo sợ phần nào về bệnh ở người cao tuổi, tâm lý có thoải mái thì mới không mắc trầm cảm được.

Hãy nhẫn nại với người cao tuổi
Khi về già tất cả mọi bộ phận trong cơ thể cũng già theo, thao tác cũng chậm chạm không như thế hệ con cháu nên nếu có chỉ cho các cụ điều gì hãy thao tác chậm lại, kiên nhẫn nói lại như vậy người cao tuổi mới không cảm thấy mình vô dụng, họ làm được cũng tạo cho họ niềm tin hơn vào cuộc sống và cũng hạn chế mắc trầm cảm.
Lắng nghe người cao tuổi nói
Người già hay có tâm lý hoài niệm, hay kể cho con cháu nghe rồi đưa lời khuyên của mình cho con cháu cũng là chỉ muốn con cháu tốt hơn. Vì người cao tuổi, đi nhiều biết nhiều, trải nghiệm nhiều nên vốn sống cũng nhiều. Hãy dành thời gian để lắng nghe chia sẻ của người cao tuổi để hiểu được mong muốn của họ, đừng tự hành động theo suy nghĩ của mình tự cho mình là đúng và rồi tạo ra mâu thuẫn không đáng có. Làm tốt điều này thì chúng ta cũng học được cách sống hòa hợp cùng người cao tuổi, ai cũng vui vẻ thì không ai mắc bệnh trầm cảm nữa.

Thấu hiểu tâm tư – vẹn tròn đạo hiếu
Muốn vượt qua cảm giác cô đơn thì ngoài việc cùng tâm sự với người nhà thì người cao tuổi cũng cần phải tham gia tiếp xúc với xã hội, nhóm hội cùng tuổi để thảo luận các vấn đề chỉ người lớn muốn nghe hoặc đi chùa tụng kinh để tâm hồn thanh tịnh, … Không nên cấm đoán này kia với người cao tuổi, nên để họ có tâm lý thoải mái làm điều mình muốn như vậy họ mới không bị trầm uất rồi sinh trầm cảm.
Tâm lý trị liệu và thuốc giúp chữa trầm cảm ở người cao tuổi
Khi nguời cao tuổi mắc trầm cảm quá nặng và không tự mình vượt qua được thì nên đi thăm khám bác sĩ và điều trị bằng thuốc.
Ở những người cao tuổi bị trầm cảm thì thường hiệu quả với liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp tương tác cá nhân, khả năng hồi phục khi điều trị triệu chứng cấp tính, giảm tỉ lệ tái phát bệnh. Bệnh trầm cảm nhẹ thì sẽ nhanh khỏi hơn bệnh trầm cảm nặng.
Ngoài ra còn các liệu pháp can thiệp bằng y học hiện đại để làm thuyên giảm tình trạng trầm cảm ở người cao tuổi, các liệu pháp này sẽ được bác sĩ xem xét và tư vấn với từng bệnh nhân: dùng thuốc, shock điện( ECT), liệu pháp ánh sáng, thuốc kích thích tâm thần, Thảo dược St.John’s, kích thích thần kinh phế vị, kích thích từ xuyên sọ lặp lại (rTMS), kích thích não sâu.
Blog Y Khoa hi vọng qua bài viết này, chúng ta những người làm con cháu hãy yêu thương quý mến người người cao tuổi trong gia đình mình, các cụ chỉ già chứ tâm lý không hề già cỗi. Bởi chúng ta tu bao nhiêu khiếp mới được làm người thân của nhau khiếp này, nên tốt với ông bà cha mẹ khổng chỉ tỏ chữ hiếu mà còn là cách dạy con cái chúng ta cư xử.
Trả lời